thi hành án dân sự
- Thẩm phán chủ toạ phiên toà có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
- Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 200.000 đồng;
- Đội trưởng Đội thi hành án dân sự có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng. Trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng phòng thi hành án cấp quân khu và cấp trung ương có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
VII - Phân định thẩm quyền xử phạt và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính hành chính
1. Phân định thẩm quyền xử phạt
Việc quy định nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhằm để giải quyết nhanh chóng, kịp thời mọi vi phạm hành chính xảy ra trong tất cả các ngành, lĩnh vực, mọi cấp quản lý hành chính nhà nước.
Bên cạnh việc quy định thẩm quyền của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn quy định quy tắc phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Theo Điều 42 của Pháp lệnh này thì:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. Người ở lĩnh vực quản lý nào thì chỉ có thẩm quyền xử phạt hành chính thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Do có nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt đòi hỏi phải có sự phân định thẩm quyền xử phạt để tránh chồng chéo chức năng và bảo đảm pháp chế.
Những cơ quan, cá nhân không được pháp luật trao thẩm quyền xử phạt hành chính thì không được xử phạt. Xử phạt đúng thẩm quyền là một yêu cầu của nguyên tắc pháp chế trong xử lý các vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp ngăn chặn hành chính
Để đảm bảo cho quyết định xử phạt được thực hiện nghiêm chỉnh, ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn gồm:
- Tạm giữ người;
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; - Khám người;
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Bảo lãnh hành chính;
- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp người đó bỏ trốn.