KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN.

Một phần của tài liệu GIÁO dục học SINH ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG dạy địa lý 6 (Trang 27 - 30)

TIỄN.

Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình mà tôi tích hợp vấn đề môi trường để giáo dục cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường . Là người làm công tác giáo dục tôi không thể làm ngơ trước những thực trạng của môi trường hiện nay, học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, làm sao để học sinh vừa có nhận thức đồng thời vừa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Trong năm qua ở các lớp tôi dạy, tôi đã lồng ghép việc giáo dục vấn đề môi trường vào trong bài dạy tôi đã thực nghiệm trên nhiều lớp khác nhau và đã thu được một số kết quả nhất định.. Trong những năm trước đây việc tích hợp môi trường vào nội dung bài học còn chưa được chú trong nhiều nên mức độ nhận thức của học sinh còn hạn chế và trong những năm gần đây vấn đề tích hợp môi trường vào trong bài giảng một cách kỹ lưỡng và sâu sắc hơn nên đã đem lại hiệu quả cao hơn.

* Kết quả thống kê:

Mức độ nhận biết trước khi GD tích hợp môi trường.

Mức độ nhận biết sau khi GD tích hợp môi trường.

Lớp Sĩ số Tốt Khá Trung bình Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6/2 43 20 46,5 11 25,6 12 27,9 38 88,4 5 11,6 0 0 6/3 43 25 58,0 14 32,6 4 9,3 40 93,0 3 7,0 0 0 6/7 42 19 45,2 7 16,7 16 38,1 35 83,3 7 16,7 0 0 6/8 44 22 50 9 20,5 3 6,8 35 79,5 9 20,5 0 0 6/11 43 17 39,5 17 39,5 9 20,9 31 72,1 12 27,9 0 0 6/13 43 15 34,8 15 43,8 13 30,2 30 69,7 13 30,2 0 0 6/15 41 30 73,2 10 24,4 1 2,4 40 100 0 0 0 0

*Kết luận: Để giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường cho có hiệu quả , trong những năm học tiếp theo tôi vẫn áp dụng phương pháp dạy học này , qua việc tìm hiểu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh , tôi nhận thấy kết quả ở những lớp dạy không lồng ghép, tích hợp vấn đề môi trường vào trong bài học khả năng giáo dục cho học sinh có ý thức đối với môi trường kém hơn, kỹ năng phát hiện và nhận biết các vấn đề về môi trường cũng hạn chế hơn so với những lớp có sự tích hợp, lồng ghép. Hoặc qua theo dõi ý thức của học sinh trước khi và sau khi được giáo dục, trong học sinh đã có sự biến chuyển cả về nhận thức và ý thức . Từ những kết quả thu được tôi rút ra những kết luận sau:

1. Trong dạy học Địa lí , việc sử dụng phương tiện trực quan, nhất là các hình ảnh có ý nghĩa rất lớn, vì học sinh chỉ quan sát được những vấn đề về môi trường nơi mà các em sinh sống, còn phần lớn các vấn đề môi trường ở Việt Nam cũng như trên thế giới thì học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp, mà chỉ nhận biết

trên cơ sở các phương tiện trực quan. Thông qua các phương tiện trực quan học sinh có thể phát hiện, khai thác và lĩnh hội kiến thức.

2. Để truyền thụ và giáo dục tốt các em trước tiên bản thân giáo viên phải là một người gương mẫu cho các em noi theo, nỗ lực hơn nữa trong việc tìm tòi, nghiên cứu về những vấn đề bức xúc của môi trường, phải tìm hiểu được nững sự việc, những giải pháp cụ thể không những ở trong nước, mà cả ở nước ngồi để giáo dục cho các em, điều đó không những làm cho giờ học sôi nổi, thêm phần sinh động, mà còn có tác dụng giáo dục rất hiệu quả, bởi vì chỉ thông qua lời nói suông, những lời giáo dục áp đặt chỉ khiến cho giờ học vừa nhàm tẻ, vừa không có hiệu quả.

3.Bên cạnh việc giáo dục cũng cần phải nêu gương những việc làm tốt của học sinh, khuyến khích, động viên, dẫn dắt các em khi các em có những việc làm chưa đúng, để từ đó các em có thể định hướng được những việc làm của mình.Trong giáo dục không nên sử dụng cứng nhắc một biện pháp mà vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp thì sẽ thành công hơn.

4. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm tòi , nghiên cứu, khám phá và phát hiện, tang cường hoạt động của học sinh, tổ chức hoạt động giữa trò và trò,hoạt động nhóm, để xây dựng nội dung bài học, làm cho giờ học sinh động và học sinh có cơ hội trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình và nghe ý kiến của các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó.

5. Giáo viên cần quan tâm tới việc phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng và phẩm chất tư duy của học sinh, làm sao trong giờ học những học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau đều được làm việc phù hợp với năng lực, trí tuệ của mình.

6.Sau mỗi bài học cần có sự kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên và học sinh thu được những mối thông tin ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những điểm còn thiếu sót cho học sinh.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy đã học hỏi, tham khảo các phương pháp của đồng nghiệp, tham khảo các tư liệu giảng dạy môn Địa lí lớp 6về việc áp dụng, tích hợp vấn đề môi trường vào bài dạy để giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

* Tài liệu tham khảo :

- Tài liệu: Hỏi đáp về môi trường và sinh thái- nhà xuất bản giáo dục . - Tài liệu: Hỏi đáp về tài nguyên và môi trường - nhà xuất bản giáo dục . - Môi trường của Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá

- Tài liệu chuyên đề GD tích hợp Dân số-Môi trường-Biển đảo (trường THCS Âu Lạc).

Một phần của tài liệu GIÁO dục học SINH ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG dạy địa lý 6 (Trang 27 - 30)