Vai trò của đồng thuận xã hội

Một phần của tài liệu Xây dựng sự đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Vai trò của đồng thuận xã hội

Tầm quan trọng của đồng thuận xã hội là ở chỗ nó góp phần quan trọng tạo nên sự ổn định về chính trị - xã hội. Đó cũng là động lực quan trọng mang lại những thành tựu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong quá trình đổi mới đất nước, bên cạnh việc đổi mới về kinh tế, Đảng ta chủ trương tiến hành đồng thời quá trình đổi mới về chính trị. Coi đây là điểm “then chốt” để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Trong đổi mới về chính trị, Đảng ta chủ trương xây xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, “tất cả quyền bính thuộc về nhân dân...”. Xây dựng sự đồng thuận xã hội trong bối cảnh hiện nay là điều kiện căn bản để quyền lực chính trị được thực thi có hiệu quả. Đảng và Nhà nước muốn đưa đất nước phát triển bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại cần phải có được sự đồng tâm, nhất trí của đại đại đa số nhân dân. Khi đường lối, chính sách được thực hiện thì lợi ích, nguyện vọng của nhân dân cũng được đảm bảo. Ngược lại, nếu không được sự đồng tình, ủng hộ của đại bộ phận nhân dân thì không thể hiện thực hoá đường lối, chính sách và do đó, quyền lực chính trị không thể thực thi hoặc

thực thi kém hiệu quả. Xây dựng sự đồng thuận xã hội chính là xây dựng cơ sở cho việc thực thi quyền lực chính trị.

Xây dựng sự đồng thuận xã hội không phải là một sách lược tạm thời mà phải luôn được nhìn nhận như một chiến lược quan trọng để đưa đất nước phát triển. Ở bất cứ thời đại nào, dù giai cấp nào nắm quyền lực nhà nước thì cũng không thể xem nhẹ sự đồng tâm, nhất trí của nhân dân, không thể xem nhẹ vai trò của nhân dân. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, chính quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử. Chủ trương xây dựng sự đồng thuận xã hội chính là nhìn nhận một cách khách quan và đề cao vai trò của quần chúng nhân dân.

Đồng thời, xây dựng sự đồng thuận xã hội sẽ góp phần tích cực củng cố cơ sở chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước. Sự đồng thuận xã hội càng đạt được ở mức độ cao thì càng tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho Đảng, Nhà nước.

Xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay chính là cơ sở để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Bài học thực tế chỉ cho chúng ta thấy rằng, chỉ khi nào xã hội tạo điều kiện cho mỗi thành viên tìm được chỗ đứng tự nguyện của mình, thì mới động viên và tập hợp được toàn xã hội, tạo thành động lực to lớn cho sự phát triển.

Với đồng thuận xã hội, mọi giai cấp, tầng lớp, mọi lực lượng xã hội có thể gắn kết với nhau trên cơ sở những lợi ích cơ bản, đó chính là “mẫu số chung” cho nhận thức và hành động của mỗi thành viên, dù cho còn có những điểm khác biệt. Nước ta hiện nay đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế. Dưới sự tác động của kinh tế thị trường mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội có lợi ích khác nhau. Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, không có con đường nào khác là dựa trên những mục tiêu cơ bản, những điểm tương đồng. Đó là thống nhất đất nước, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Những điểm khác biệt không ảnh hưởng tới mục tiêu chung được chấp

nhận và xóa bỏ dần những mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Trên cơ sở những điểm tương đồng, mọi giai tầng có thể gắn kết với nhau thành một khối thống nhất. Đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. Trong khối đại đoàn kết đó, mỗi cá nhân, mỗi giai tầng sẽ đóng góp trí tuệ, của cải để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Đây là một sự nghiệp cực kỳ khó khăn. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Trong việc phá hoại chống kẻ thù đòi độc lập thì dễ dàng kéo cả toàn dân. Trong việc kiến thiết thì khó kéo hơn vì nó đụng chạm tới quyền và lợi ích riêng của một đôi giai tầng trong nước”[39, tr. 20]. Vì thế, chỉ có trên cơ sở đồng thuận xã hội mới có thể xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc một cách rộng rãi và bền vững.

Đồng thuận xã hội cho phép tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển đất nước. Để phát triển đất nước, cần phát huy các nguồn lực, trước hết là nguồn lực bên trong - nội lực, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài - ngoại lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Điều đó chỉ có được khi dựa trên sự đồng thuận xã hội. Với tinh thần và nguyên tắc đồng thuận xã hội, chúng ta không yêu cầu tuyệt đối, hoàn toàn nhất trí về chính trị và tinh thần mà sẵn sàng hợp tác, là đối tác vì lợi ích của các bên trên cơ sở tôn trọng những điểm tương đồng. Những sai lầm của quá khứ được gác lại, những khác biệt được chấp nhận trong chừng mực có thể. Chủ trương này giúp Đảng tập hợp quanh mình một lực lượng đông đảo những người ngoài Đảng, những doanh nhân, những đồng bào theo tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào định cư ở nước ngoài và các lực lượng xã hội khác ở cả trong và ngoài nước.

Như vậy, có thể thấy rằng xây dựng sự đồng thuận xã hội và công cuộc đổi mới đất có mối quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy nhau cùng vận động, phát triển. Đồng thuận xã hội thúc đẩy tiến trình đổi mới. Thành tựu của tiến trình đổi mới lại góp phần tạo ra sự đồng thuận xã hội ở một trình độ cao hơn. Vì vậy càng xây dựng được sự đồng thuận xã hội thì tiến

trình đổi mới lại càng đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn và thành tựu của tiến trình đổi mới càng to lớn thì sự đồng thuận xã hội càng đạt tới trình độ phát triển mới ngày càng cao hơn.

Chủ trương xây dựng sự đồng thuận xã hội của Đảng phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay, hơn nữa đây là yêu cầu có tính khách quan. Thực tiễn cuộc sống, sự phát triển của đất nước, tương lai của dân tộc đòi hỏi như vậy. Đất nước còn nhiều khó khăn, còn nhiều thách thức và nguy cơ, muốn phát triển tất yếu phải dựa vào nguồn sức mạnh của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, nếu chúng ta cứ giữ nguyên nhận thức biệt phái của những thập kỷ trước về quá khứ, về quan niệm thù - bạn thì càng tự mình làm suy yếu mọi nguồn lực của đất nước.

Nói tóm lại, đồng thuận xã hội là vấn đề tuy mới được đề cập tới ở nước ta, tuy nhiên đã thu hút được sự chú ý quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như của Đảng và Nhà nước. Đồng thuận xã hội tuy còn có nhiều

ý kiến tranh luận nhưng đều thống nhất ở chỗ, đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí trong suy nghĩ và hành động của các chủ thể xã hội về một hay một số vấn đề nào đó trên cơ sở những điểm tương đồng về nhu cầu, lợi ích… trong lúc vẫn thừa nhận, tôn trọng những điểm khác biệt với điều kiện những điểm khác biệt này không là tổn hại đến mục tiêu chung, hành động chung của cộng đồng các chủ thể đó. Đồng thuận xã hội có mối

quan hệ biện chứng với dân chủ và đại đoàn kết, trong đó dân chủ là gốc để tạo nên sự đồng thuận, từ đồng thuận đi tới đoàn kết trong xã hội. Đồng thời, lịch sử cũng như hiện tại cũng là minh chứng quan trọng về vai trò của đồng thuận đối với sự phát triển của quốc gia dân tộc. Đặc biệt, những kết quả đạt được trong cuộc cuộc đổi mới có tác động sâu sắc đến việc xây dựng, củng cố sự đồng thuận xã hội; và đồng thuận xã hội cũng tác động không nhỏ tới quá trình này. Với ý nghĩa như thế, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay ở Việt Nam chính là phải xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của đồng thuận xã hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng sự đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)