Biến động tỷ giá một số ngoại tệ chủ chốt giai đoạn 2010 2012

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị thắng lợi (Trang 58 - 124)

V. Kết cấu luận văn

2.4.1.Biến động tỷ giá một số ngoại tệ chủ chốt giai đoạn 2010 2012

2012

2.4.1.1. Biến động tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2010-2012.

Trong giai đoạn 2010-2012, tỷ giá USD/VNĐ đã có những biến động mạnh mẽ với biên độ và tần suất khá lớn. Dưới đây là biểu đồ sự biến động tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2010-201

Biểu đồ 2.1: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2010 -2012

(Nguồn: xe.com)

Đầu năm 2010, Giá USD dao động quanh mức 18.479 đồng/USD.Nguyên nhân là do nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá

so với năm trước, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp. Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể. Ngày 17-8-2010, Ngân hàng Nhà nước đột ngột tăng tỷ giá USD/VND thêm 2,1%. Đột ngột khi giới quan sát cho rằng áp lực lúc đó là chưa rõ ràng, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tự do vẫn ở mức thấp với khoảng 500 VND.

Tháng 9-2010, lạm phát bắt đầu tăng nhanh; đi cùng với đó là tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tiếp tục bùng nổ; giá vàng thế giới tăng cao tác động bất lợi ở nhiều mặt; cầu ngoại tệ lớn cho nhập khẩu và mối quan ngại nhập siêu cao; lãi suất huy động USD nhảy vọt và hoạt động đầu cơ ngoại tệ trở nên nổi bật.

Tháng 10-2010, thị trường ngoại hối bắt đầu đón một cơn sốt thực sự của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và kéo dài cho đến hết năm. Lần đầu tiên trong lịch sử chênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do với giá USD niêm yết của các ngân hàng thương mại có thời điểm lên tới gần 10%!

Phía sau những căng thẳng đó là sự chảy máu của dự trữ ngoại hối với yêu cầu bình ổn. Và như một phản ứng thông thường, thị trường nảy sinh những tin đồn, hay đúng hơn là sự chờ đợi một lần điều chỉnh tỷ giá nối tiếp của Ngân hàng Nhà nước. Sự đồn đoán lúc

đó tính đến một khả năng rằng, nhà điều hành sẽ tăng mạnh tỷ giá vào cuối tháng 1-2011,

Sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được chuyển tiếp sang đầu năm 2011 như vậy. Và điều thị trường chờ đợi rồi cũng đến với sự kiện ngày 11-2-2011: lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với 9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%.

Có nhiều lý giải đặt ra quanh con số 9,3% đó. Thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài. Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá. Thứ ba, nhà điều hành đã sòng phẳng hơn và theo yêu cầu của thị trường… Và một điểm quan trọng của nó là xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay trong tâm lý thị trường. Mọi điều chỉnh của chính sách thường có độ trễ. “Sự kiện 11/2/2011” cũng vậy. Phải đến đầu tháng 4-2011 tỷ giá mới bắt đầu có dấu hiệu bình ổn. Cùng với sự điều chỉnh trên, dấu hiệu đó là kết quả của loạt giải pháp Ngân hàng Nhà nước triển khai mà giới quan sát vẫn dùng từ “ép” hay “vắt cung ngoại tệ”.Đó là cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do… Thêm vào đó, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thị trường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các

ngân hàng thương mại khi chênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trường…

Với những yếu tố trên, thị trường ngoại hối năm 2011 đón sự kiện ngày 29-4. Sự kiện này bắt nguồn từ những giải pháp, yếu tố tạo cung nói trên, mà điển hình là sự hy hữu có trong hoạt động của các ngân hàng thương mại: chào mời doanh nghiệp mua ngoại tệ!

Thực tế, cung thuận lợi đã tạo một sự đứt gãy rõ rệt trên đường hiển thị biến động tỷ giá, quãng từ 19/4 - 28/4/2011. Giá USD liên tục lao dốc chóng mặt, từ 20.940 VND rơi xuống còn 20.590 VND. Để rồi ngày 29-4 trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD. Điểm đánh dấu quan trọng cho “nửa sau bình yên” của tỷ giá 2011 nằm ở đây.

Từ 29-4 và nối dài sau đó, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào. Trạng thái dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện mạnh và nhanh chóng. Bên cạnh các yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ giá, sự cải thiện của dự trữ ngoại tệ từ đó là một nguồn lực quan trọng cho công tác bình ổn và điều hành.

Thực tế, cho đến những ngày cuối năm 2011 này, Ngân hàng Nhà nước đã giữ vững được cam kết. Dù trong quãng êm đềm của “nửa sau” 2011 có chuỗi tăng dồn dập 14 lần liên tiếp của tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong tháng 10, hay “cú ném ao bèo” ngày 14-12 vừa qua. Và cũng là lần đầu tiên kể từ sau nhiều năm có khả

năng mức tỷ giá kết thúc năm nay thấp hơn điểm cuối của năm trước.

Đi cùng với cam kết trong “nửa sau” đó, liên quan đến biến động của tỷ giá, nhật ký năm 2011 cũng ghi nhận lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp xử lý những tác động từ thị trường vàng mà không phải dùng đến “liều thuốc” ra tin cấp hạn ngạch nhập khẩu, chi ngoại tệ cho nhập khẩu vàng. Còn việc bình ổn được thị trường vàng hay không đến nay lại là một vấn đề khác.

Điểm lại, nửa sau năm 2011 Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối. Bên cạnh công tác quản lý điều hành, nhật ký biến động tỷ giá 2011 đã chứng kiến một sự hậu thuận lớn từ những yếu tố vĩ mô. Nhập siêu đã giảm rất mạnh trong năm nay và đặc biệt là sự trở lại ấn tượng của trạng thái thặng dư cán cân tổng thể (dự tính thặng dư tới 3,1 tỷ USD).

Năm 2012, tỷ giá được giữ ở mức ổn định xung quanh mốc 20,880 VNĐ/USD. Trong 8 tháng đầu năm, chỉ có 3 tháng tỷ giá tăng nhẹ, còn 5 tháng giảm; tính chung 8 tháng tỷ giá giảm 1%. Nguyên nhân có tầm quan trọng hàng đầu trong diễn biến tỷ giá VND/USD 8 tháng đầu năm 2012 là nhập siêu 8 tháng năm nay đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, cả về kim ngạch tuyệt đối (62 triệu USD so với 6.536 triệu USD, giảm 6.474 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu (chưa đến 0,1% so với 10,5%).

Có nguyên nhân do lượng ngoại tệ vào Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 7,3 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ năm trước. Lượng kiều hối trong 6 tháng đầu năm ước đạt 4 tỷ USD. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giải ngân trong 6 tháng ước đạt 0,6 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) ròng đạt gần 1 tỷ USD. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng ước đạt 4385 nghìn lượt người, tăng 9,4%, với mức chi tiêu bình quân 1 lượt người như năm 2011 là 934,5 USD, thì ước tính tổng chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 4,1 tỷ USD…

Doanh nghiệp và người dân đã đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại và các ngân hàng thương mại bán cho Ngân hàng Nhà nước; lượng ngoại tệ mua ròng của Ngân hàng Nhà nước lên đến hàng chục tỷ USD. Việc bán ngoại tệ cho ngân hàng một mặt do tỷ giá ổn định; mặt khác do lãi suất gửi tiết kiệm bằng VND dù đã giảm xuống nhưng vẫn còn rất cao và có sức hấp dẫn so với gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ; mặt khác nữa, quan trọng hơn là lạm phát đã được kiềm chế trong 7 tháng đầu năm, bước sang tháng 8, dù giá tiêu dùng có tăng cao hơn và sau một vài sự kiện có tác động nhưng lượng ngoại tệ mua ròng vẫn đạt 700- 800 triệu USD.

Trên thế giới, giá USD ổn định với USD-Index (chỉ số phản ánh sức mạnh của đồng USD so với một số đồng tiền mạnh khác

của thế giới) xoay quanh mức 80 điểm; hiện nay, sau QE3, đã giảm xuống còn khoảng 78,8 điểm.

Như vậy, trong 3 năm 2010-2012, tỷ giá giữa USD/VNĐ có sự biến động mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm 2010 và giữa năm 2011, trong đó việc tăng 9.3% tỷ giá trong tháng 4/2011 đã tạo nên một bước ngoặt trong lịch sử tỷ giá và đã ảnh hưởng rất lớn và gây ra thiệt hại lớn cho công ty trong các hợp đồng nhập khẩu giá trị lớn thanh toán trong giai đoạn này.

2.4.1.2. Biến động tỷ giá EUR/VNĐ giai đoạn 2010-2012

Biểu đồ 2.2: Tỷ giá EUR/VND giai đoạn 2010 -2012

Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn tỷ giá EUR/VNĐ có diễn biến phức tạp và khó dự báo nhất trong nhưng năm gần đây. Nguyên nhân đến từ sự bất ổn của nền kinh tế Châu Âu. Trong 4 tháng đầu năm 2010 tỷ giá đồng EUR dao động ở mức trên 26,000 VNĐ/EUR. Đến tháng 6/2010 tỷ giá đột ngột giảm xuống 23,288 VNĐ/EUR nhưng sau đó lại tăng trờ lại 25,000 VNĐ/EUR trong tháng 9/2010. Trong 3 tháng cuối năm 2010 và 2 tháng đầu năm 2011, tỷ giá EUR tăng mạnh và dao động ở mức 29,000 VNĐ/EUR. Giai đoạn từ tháng 3/2011 đến tháng 09/2011 chứng kiến đồng EUR lên đỉnh với mức tỷ giá dao động vào khoảng 30,000 VNĐ/EUR. Trong 2 tháng cuối năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012, tỷ giá EUR khá ổn định quanh mức 28,000 VNĐ/EUR. Đến tháng 6/2012, đổng EUR giảm mạnh xuống còn 25,966 VNĐ/EUR và tăng trờ lại thành 27,273 VNĐ/EUR vào tháng 09/2012 và duy trì với mức này đến cuối năm 2012. Qua những phân tích trên cho ta thấy tỷ giá EUR/VNĐ trong giai đoạn từ 2010-2012 có sự biến động khó lường, khó dự báo, tần suất và biên động biến động của tỷ giá lớn ( nhiều khi thay đổi mạnh chỉ trong vài tuần) đã dẫn đến rất nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ này. Mặc dù công ty đã chủ động sử dụng các biện pháp tạm thời như đàm phán với đối tác chuyển đồng tiền thanh toán, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần thiệt hại do rủi ro tỷ giá gây ra.

2.4.1.3. Biến động tỷ giá JPY/VNĐ giai đoạn 2010-2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng JPY cũng là một ngoại tệ được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần thiết bị Thắng Lợi. Trong giai đoạng 2010-2012, đồng JPY cũng đã có những sự biến động mạnh. Dưới đây là biểu đồ theo dõi sự biến động tỷ giá JPY/VNĐ giai đoạn 2010-2012.

(Nguồn: Xe.com)

6 tháng đầu năm 2010, tỷ giá JPY/USD dao động ở mức 210 VNĐ/JPY, đến tháng 7 năm 2010 tỷ giá tăng lên mức 232.42 VNĐ/JPY và tăng tiếp lên thành 258.97 VNĐ/JPY vào cuối năm 2010. Tỷ giá JPY ổn định quang mức này trong 8 tháng đầu năm 2011 và tăng mạnh lên mức 273.02 VNĐ/JPY vào tháng 9 năm 2011 rồi dao động quanh múc này đến tháng 2 nắm 2012. Tháng 4 năm 2012, đồng JPY giảm giá xuống còn 255 VNĐ/JPY nhưng rất nhanh sau đó tăng trờ lại lên mức 267.38 VNĐ/USD vào tháng 6 năm 2012. Nửa sau năm 2012, đồng JPY tương đối ổn định ít biến động và dao động ở mức 265 VNĐ/JPY. Như vậy, sau khi tăng giá mạnh vào khoảng cuối năm 2010, đồng JPY đã có những biến động khá mạnh trong giai đoạn từ năm 2011-2012 với điểm đỉnh là tỷ giá

278.13 VNĐ/JPY vào tháng 2/2012.Sau đó đồng Yên Nhật có giảm nhẹ ổn định và dao động ở mức 265 VNĐ/JPY. Do tỷ trọng đồng JPY dùng trong thanh toán của VICTORY khá lớn nên công ty cũng đã gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều tổn thất do sự biến động của đồng JPY trong giai đoạn này đặc biệt trong nửa cuối của năm 2010 khi đồng JPY có mức tăng mạnh cũng là thời điểm thanh toán của các hợp đồng lớn bằng Yên Nhật.

2.4.2. Các loại ngoại tệ công ty sử dụng trong nhập khẩu

Công ty VICTORY với thị trường nhập khẩu từ các nước có nền kinh tê lớn: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Italy, Singapore, Trung Quốc nên lượng ngoại tệ sử dụng trong thanh toán rất lớn. Ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán gồm có: USD, EUR, GBP, JPY, SGD

Bảng 2.5: Ngoại tệ sử dụng trong thanh toán 2010-2012

ĐVT: USD

Ngoại tệ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) USD 3,181,451 59.04 3,285,23 6 77.80 2,371,99 8 67.97 EUR 1,294,90 4 24,03 452,777 10.72 518,742 14.86 GBP 52,998 0.98 40,272 0.96 67,751 1.94

JPY 765,940 14.21 433,122 10.26 476,445 13.65

SGD 93,435 1.74 11,174 0.26 54,964 1.58

Tổng 5,388,728 100 4,222,581 100 3,489,900 100

(Nguồn: Tổng hợp của phòng tài chính kế toán)

Do các thị trường nhập khẩu của VICTORY chủ yếu từ Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu do đó ngoại tệ sử dụng trong thanh toán cũng chủ yếu tương ứng là USD, JPY và EUR. Trong đó, các hợp đồng thanh toán bằng USD chiếm tỷ trọng lớn( hơn 60%) một phần do các đối tác lớn từ Mỹ, một phần do thói quen sử dụng USD trong thanh toán của các hợp đồng kinh doanh quốc tế. Công ty cũng đã chủ động đàm phán với phía đối tác nước ngoài về chọn đồng tiền thanh toán trong hợp đồng và đã đạt được thỏa thuận với một số bên cho sử dụng ngoại tệ khác ngoài USD như EUR hay JPY.

Về các hợp đồng nhập khẩu của VICTORY, đa phần đều là các hợp đồng có trị giá lớn với thời gian thanh toán kéo dài từ 60 đến 90 ngày do đó nguy cơ rủi ro xảy ra khi có sự biến động mạnh về tỷ giá là rất lớn.

2.4.3. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá tại VICTORY.

Trong giai đoạn tỷ giá USD và các đồng tiền chủ yếu dùng trong thanh toán có sự biến động mạnh, khó có thể lường trước được thì tổn thất gây ra từ rủi ro tỷ giá là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Vậy trong giai đoạn

2010- 2012, VICTORY đã có một số biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của tỷ giá đến kết quả kinh doanh.

2.4.3.1. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá

Nói chung, các quỹ dự phòng được lập ra nhằm ghi nhận trước những tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai, liên quan đến đối tượng đang tồn tại tại thời điểm dự phòng. Trước thực tế biến động của tỷ giá ,cuối năm 2009, VICTORY đã lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá. Về bản chất, đây là biện pháp nghiêng về “chống” hơn là “phòng” sự biến động tỷ giá. Nó giúp doanh nghiệp tránh “những bất ngờ” – biến động về doanh thu, lợi nhuận quá mạnh do tỷ giá gây ra. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá là biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá.

Về cơ bản phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Khi lập kế hoạch kinh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị thắng lợi (Trang 58 - 124)