Các loại thuốc kháng sinh:

Một phần của tài liệu CHOLERA bệnh dịch tả (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 4: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH 4.1 Phòng bệnh:

4.2.2.2.Các loại thuốc kháng sinh:

Kháng sinh là các loại thuốc có mục đích thu ngắn thời gian bệnh, giảm số lượng phân tiêu chảy, nhanh chóng làm sạch vi khuẩn trong phân. Có tác dụng phòng cho cộng đồng hơn là tác dụng chữa bệnh tả cho bệnh nhân.

* Các kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh tả bao gồm:

− Tetracyclin 40 mg/kg/ngày chia làm 4 lần uống trong 2-3 ngày. Ngày nay thuốc này có tỷ lệ kháng khá cao.

− Doxycyclin 300mg, liều duy nhất cũng được khuyên dùng.

− TMP-SMZ sử dụng cho trẻ em và Furazolidone (100mg) sử dụng cho phụ nữ có thai.

− Sulfadoxin (Fanasil) liều duy nhất có thể được sử dụng nhưng nguy cơ kháng thuốc ngày càng cao, nhất là ở châu Phi và có nhiều tác dụng phụ (hội chứng Stevens-Johnson)

− Các kháng sinh khác có hiệu quả hơn là Ciprofloxacin, Erythromycin, Chloramphenicol. [1]

* Các kháng sinh được ưu tiên sử dụng hiện nay là:

− Nhóm fluoroquinolon (Ciprofloxacin1g/ngày, Norfloxacin 800mg/ngày, Ofloxacin 400mg/ngày) uống chia hai lần/ngày, trong 3 ngày. Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Thận trọng khi dùng cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi.

− Azithromycin 10 mg/kg/ngày uống trong 3 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy dùng Azithromycin cho kết quả tốt hơn về lâm sàng và vi khuẩn học khi so sánh với Ciprofloxacin. Chỉ định dùng Azithromycin đối với trẻ em <

12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

− Cloramphenicol 30 mg/kg/ngày uống chia 3 lần, dùng trong 3 ngày.

− Nếu không có sẵn các thuốc trên có thể dùng Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày. [1]

*Không được sử dụng các loại thuốc: có tác dụng cầm tiêu chảy dựa vào cơ chế làm giảm nhu động ruột như thuốc phiện. atropine…

Một phần của tài liệu CHOLERA bệnh dịch tả (Trang 30 - 31)