1. Tuyển sinh
Với đặc thù của chƣơng trình nhƣ vậy, đối tƣợng tuyển sinh thích hợp của chƣơng trình là thí sinh các khối: A, A1, D. Thí sinh của ba khối này đều có năng lực tiếp thu các tri thức về khoa học kỹ thuật công nghệ cao và làm chủ các kỹ năng ngôn ngữ. Đặc biệt khối ngành A1 là thích hợp nhất bởi vì khối ngành này tổng hợp đƣợc cả hai yếu tố đòi hỏi từ ngƣời học đó là:
- Năng lực toán học và logic; - Năng lực ngôn ngữ.
Kinh nghiệm nhiều năm triển khai tại Trƣờng Đại học Hà Nội cho thấy các sinh viên khối A và D đều có thể học tốt cảchƣơng trình ngoại ngữ tiếng Anh để đạt đƣợc trình độ B2 và các môn chuyên môn khi học chuyên ngành.Tuy nhiên, sinh viên đầu vào là khối A cần chú trọngrèn luyện thêm năng lực tiếng Anh hoặc sinh viên có đầu vào là khối D cần nuôi dƣỡng sự ham thích về công nghệ thông tin. Vì vậy đây cũng là một lƣu ý quan trọng khi triển khai chƣơng trình học, cần phải có những động viên, khích lệ cũng nhƣ cấu trúc môn học và bài giảng hợp lý để khắc phục tình trạng này.
2. Triển khai chƣơng trình
2.1 Giảng dạy tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên ngành
a. Tổ chức đào tạo
Chƣơng trình giảng dạy tiếng Anh có thể dạy theo niên chế hoặc tín chỉ. Tổng thời lƣợng giảng dạy có thể kéo dài 03 học kỳ tƣơng ứng với 3 học phần tiếng Anh: Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2 và Tiếng Anh 3.
Tiếng Anh 1 (Tiếng Anh cơ bản) với thời lƣợng 15 tín chỉ trang bị cho sinh viên nền tảng cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, phát âm tiếng Anh và 4 kỹ năng thực hành tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra, Tiếng Anh 1 còn giúp sinh viên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phƣơng pháp tự học tiếng Anh, trang bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng máy tính kết nối internet để học theo các phần mềm học tiếng Anh trực tuyến để tăng cƣờng các giờ tự học. Kết thúc học phần Tiếng
50
Anh 1, sinh viên cần đạt đƣợc trình độ tiếng Anh cấp độ A2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về Ngôn ngữ (CEFR).
Tiếng Anh 2 (Tiếng Anh học thuật) với thời lƣợng 15 tín chỉ giúp mở rộng kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, phát âm tiếng Anh và 4 kỹ năng thực hành tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) bên cạnh việc giúp sinh viên áp dụng phƣơng pháp tự học tiếng Anh, kỹ năng sử dụng máy tính kết nối internet để học theo các phần mềm học tiếng Anh trực tuyến. Nội dung học còn bao gồm kỹ năng viết nghiên cứu, kỹ năng thuyết trình phục vụ mục đích học thuật. Kết thúc học phần Tiếng Anh 2, sinh viên cần đạt đƣợc trình độ tiếng Anh cấp độ B1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về Ngôn ngữ (CEFR).
Tiếng Anh 3 (Tiếng Anh chuyên ngành) với thời lƣợng 15 tín chỉ giúp mở rộng kiến thức về từ vựng theo chuyên ngành học, ngữ pháp, phát âm tiếng Anh và 4 kỹ năng thực hành tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) phục vụ mục đích học chuyên ngành. Tiếng Anh 3 còn có các giờ học tiếng Anh chuyên ngành. Ngoài ra, việc áp dụng các phƣơng pháp tự học tiếng Anh, kỹ năng sử dụng máy tính kết nối internet để học theo các phần mềm học tiếng Anh trực tuyến, các kỹ năng viết nghiên cứu, kỹ năng thuyết trình tiếp tục đƣợc trau dồi và hoàn thiện. Kết thúc học phần Tiếng Anh 3, sinh viên cần đạt đƣợc trình độ tiếng Anh cấp độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về Ngôn ngữ (CEFR) để đƣợc học lên tiếp các học phần thuộc Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Lưu ý: Sinh viên không bắt buộc phải học cả 3 học phần tiếng Anh mà có
thể theo học những học phần phù hợp với trình độ tiếng Anh của mình. Cụ thể: những sinh viên có năng lực tiếng Anh đạt trình độ A2 có thể đƣợc miễn học học phần Tiếng Anh 1 (15 tín chỉ); đạt trình độ B1 sẽ đƣợc miễn học học phần Tiếng Anh 2 (15 tín chỉ) và đạt trình độ từ B2 trở lên có thể đƣợc vào học thẳng các môn chuyên ngành.Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị sinh viên theo học các học phần 2 và 3 dù đạt trình độ tiếng Anh cao hơn vì các học phần này trang bị cho sinh viên các kỹ năng tự học, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết nghiên cứu … là những kỹ năng cần thiết cho quá trình học các môn học thuộc khối Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
b. Cơ sở vật chất
Phòng học đủ rộng với điều kiện ánh sáng đảm bảo, thoáng mát, đƣợc trang bị những thiết bị cần thiết phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ nhƣ máy cát-xét, máy chiếu, bảng dạ để ghim tranh, ảnh minh họa và poster …
Bàn, ghế ngồi tách riêng cho từng cá nhân để có thể di chuyển linh hoạt khi chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận và làm việc theo nhóm.
Sinh viên cần đƣợc lên phòng lab học ngoại ngữ những giờ học đầu tiên để luyện phát âm và luyện nghe. Ngoài ra, cần có các phần mềm dạy học tiếng Anh trực tuyến để tăng cƣờng thời lƣợng tự học cho các kỹ năng nghe, đọc, phát âm và làm bài tập ngữ pháp, từ vựng.
51
c. Đội ngũ giáo viên
Giáo viên giảng dạy tối thiểu cần có bằng thạc sỹ chuyên ngành tiếng Anh hoặc chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh.
Giáo viên cần có chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm và có năng lực tiếng Anh đạt trình độ C1 theo tiêu chuẩn Khung tham chiếu chung Châu Âu về Ngôn ngữ (CEFR).
d. Phương pháp dạy và học
Phƣơng pháp lấy ngƣời học làm trung tâm (learner-centred) đƣợc lựa chọn cho việc triển khai khoá bồi dƣỡng; theo đó, chú trọng đáp ứng nhu cầu của ngƣời học; phát triển những kỹ năng và kiến thức cần thiết đối với đối tƣợng ngƣời học; đảm bảo quá trình dạy và học phù hợp với khả năng tiếp thu và nhận thức của ngƣời học.
Phƣơng châm ngƣời học tự chủ (autonomous learner) chú trọng xây dựng mô hình ngƣời học độc lập qua việc áp dụng công nghệ hiện đại cho phép ngƣời học có thể tự học, tự nghiên cứu và trau dồi kỹ năng, kiến thức có sự theo dõi và tƣơng tác với giáo viên.
e. Kiểm tra - Đánh giá
Đánh giá trong quá trình học bao gồm các điểm kiểm tra trong học kỳ và điểm thi cuối kỳ gồm đủ 4 kỹ năng Nghe hiểu, Nói, Đọc hiểu và Viết.
Các hệ số điểm thành phần đƣợc tính theo thang điểm 10.
Sinh viên phải theo học tối thiểu 80% giờ học trên lớp và hoàn thành tối thiểu 80% khối lƣợng bài tập của Chƣơng trình tiếng Anh trực tuyến để có đủ tƣ cách dự thi cuối kỳ.
Sinh viên đƣợc xem là hoàn thành khóa học khi kết quả học tập trung bình chung của các học phần từ 5 điểm trở lên.
2.2 Giảng dạy chuyên ngành và nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh
a. Tổ chức đào tạo:
Để có thể giảng dạy tại chƣơng trình này, ngoài kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin, giảng viên phải có năng lực tiếng Anh (trình độ lý tƣởng là C1) để có thể:
- Giảng bài một cách chính xác, dễ hiểu bằng tiếng Anh;
- Trao đổi, thảo luận với sinh viên về môn học cũng nhƣ một vài vấn đề xã hội ngoài kiến thức về công nghệ.
Để có thể giảng dạy tốt, ngoài các quy trình sẽ đƣợc đƣa ra khái quát dƣới đây, các giáo viên chú ý đặc biệt duy trì môi trƣờng ngôn ngữ, nghiêm túc và
52
thống nhất dùng tiếng Anh trong lớp học và hạn chế tối đa dùng tiếng Việt ngay cả khi giải thích các vấn đề hoặc thuật ngữ khó.
Trong quá trình giảng dạy, môn học trong chƣơng trình này đƣợc thực hiện theo hình thức tín chỉ và với cấu trúc đề xuất nhƣ sau:
- Giờ học đƣợc chia thành: giờ học lý thuyết, giờ thực hành để thảo luận, áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế với bài toàn thực tế;
- Đánh giá trong quá trình học bao gồm điểm thi giữa môn học, và các điểm thành phần khác, chú trọng tới việc thuyết trình về đề tài, tổ chức các thảo luận mang tính cạnh tranh theo hình thức nhóm hoặc đơn lẻ với các phòng học có cách bố trí bàn ghế, thiết bị một cách linh hoạt để dễ dàng, trao đổi giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa các nhóm để nâng cao kỹ năng mềm của sinh viên;
- Nhắc nhở sinh viên về việc dùng tiếng Anh 100% thời giantrên lớp, khi thực hành hay trao đổi với giáo viên dƣới mọi hình thức: email, web, forum môn học;
- Các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đƣợc triển khai thông qua hai môn học Chuyên đề 1 và Chuyên đề 2, trong đó sinh viên đƣợc áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tế. Các vấn đề đƣợc lựa chọn trong các chuyên đề này đều lấy từ các nội dung nghiên cứu trong các đề tài khoa học của giáo viên. Qua đó, sinh viên đƣợc hình thành tƣ duy nghiên cứu khoa học, tạo nền tảng cho thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp sau này. Lƣu ý các hoạt động nghiên cứu khoa học nhƣ thuyết trình, hội thảo khoa học sinh viên, giáo viên đều đƣợc thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh.
b. Quản lý chương trình
Ngoài việc các quy trình quản lý chƣơng trình cần đƣợc thực hiện nghiêm túc nhƣ lập kế hoạch, phân công giảng viên, đăng ký môn học, lập thời khóa biểu, triển khai giảng dạy, điểm mấu chốt quan trọng nhất đối với chƣơng trình đào tạo CNTT bằng tiếng Anh là phải đảm bảo toàn bộ nội dung giảng dạy, trao đổi, thảo luận trong lớp học, nghiên cứu khoa học… đƣợc triển khai hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đây là một thách thức lớn cho cả giảng viên và sinh viên. Nếu không vƣợt qua đƣợc thách thức này thì toàn bộ chƣơng trình sẽ thất bại. Vì vậy, trong quá trình quản lý chƣơng trình cần phải chú trọng khuyến khích và giám sát việc các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học đƣợc thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh.
c. Đội ngũ giáo viên
Ngoài các kỹ năng về sƣ phạm, yêu cầu đối với giảng viên là phải có chuyên môn giỏi và năng lực tiếng Anh tốt, có khả năng soạn bài giảng bằng tiếng Anh và trình bày, trao đổi kiến thức với sinh viên trên lớp bằng tiếng Anh. Thông thƣờng, các giảng viên đã tốt nghiệp Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành CNTT ở các nƣớc nói tiếng Anh là sự lựa chọn phù hợp.
53
Ngoài việc thu hút những giảng viên có chuyên môn giỏi và tiếng Anh thành thạo từ nƣớc ngoài về, việc xây dựng một kế hoạch phát triển, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên của chính cơ sở đào tạo là cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ ổn định, gắn bó lâu dài với chƣơng trình. Đối với các giảng viên có kiến thức chuyên môn giỏi, nhƣng trình độ tiếng Anh chƣa đủ tốt, cần phải bồi dƣỡng thêm năng lực tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói để có thể giảng dạy chuyên ngành CNTT bằng tiếng Anh trên lớp.
Tạo dựng môi trƣờng làm việc hoàn toàn bằng tiếng Anh, xây dựng các nhóm nghiên cứu khoa học, giữ mối trao đổi học thuật thƣờng xuyên với các trƣờng đại học nƣớc ngoài là một cách để thu hút giảng viên giỏi, thậm chí giảng viên nƣớc ngoài đến tham gia vào chƣơng trình.
d. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu
Đặc điểm của chƣơng trình là toàn bộ tài liệu giảng dạy bao gồm sách giáo trình, bài giảng, bài tập, tài liệu tham khảo … đều phải bằng tiếng Anh. Việc xây dựng một cuốn sách giáo trình về CNTT bằng tiếng Anh là rất khó khăn, đòi hỏi giảng viên phải có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, có quá trình nghiên cứu khoa học liên tục và đặc biệt là có khả năng viết văn trôi chảy bằng tiếng Anh. Trong khi sách giáo trình về CNTT bằng tiếng Anh khá đầy đủ. Vì vậy, trong thời gian đầu thực hiện chƣơng trình, chúng tôi khuyến cáo sử dụng trực tiệp các cuốn sách giáo trình về CNTT bằng tiếng Anh nổi tiếng của nƣớc ngoài. Khi có đủ điều kiện mới thực hiện việc biên soạn giáo trình bằng tiếng Anh.
Sau khi đã lựa chọn đƣợc giáo trình bằng tiếng Anh có sẵn cho môn học, nhiệm vụ của giảng viên là soạn các bài giảng và bài tập bằng tiếng Anh theo giáo trình đó. Do tài liệu tham khảo về CNTT bằng tiếng Anh tƣơng đối phổ biến, vì vậy khuyến khích giảng viên soạn bài giảng điện tử, trong đó sử dụng hiệu quả các nội dung số về CNTT có sẵn trên mạng Internet.
e. Kiểm tra đánh giá
Điểm đánh giá mỗi môn học bao gồm hai phần: điểm đánh giá quá trình học (chiếm 40%) và điểm thi kết thúc môn học (chiếm 60%). Điểm đánh giá quá trình học do giảng viên đánh giá. Các điểm thành phần trong đánh giá quá trình học đƣợc trình bày trong mô tả môn học đã đƣợc duyệt, đảm bảo các nội dung đánh giá phản ánh đƣợc nhận thức, thái độ học tập, tham gia thảo luận của sinh viên. Do đƣợc tiếp xúc trực tiếp với sinh viên trong suốt môn học nên giảng viên là ngƣời hiểu đƣợc năng lực, sự cố gắng và nhận thức của sinh viên rõ nhất, do đó điểm đánh giá quá trình học do giảng viên đánh giá sẽ chính xác, tuy nhiên không tránh khỏi yếu tố chủ quan, thiên vị trong quá trình cho điểm.
Điểm thi kết thúc môn học do hội đồng thi của khoa đánh giá. Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong quá trình kiểm tra đánh giá, hoạt động đánh giá kết thúc môn học cần đƣợc tiến hành độc lập với hoạt động giảng dạy của giảng viên, do vậy đề thi, cán bộ coi thi, chấm thi do hội đồng thi của khoa quản lý và triển khai. Lƣu ý, toàn bộ đề thi, bài thi đều phải đƣợc thực hiện bằng tiếng Anh.