NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỚI CÁC QUY TRÌNH TÍNH TOÁN KHÁC NHAU
II.2.1 Danh sách ví dụ các công trình đã thực hiện ở Việt Nam
Một số công trình lớn áp dụng tường chắn đất có cốt đã được xây dựng tại Việt Nam thời gian vừa qua:
- Đường dẫn hai đầu cầu cầu vượt Lạch Tray – Hải Phòng thuộc dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 5:
+ Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án 5, Bộ GTVT (PMU5);
+ Dạng kết cấu: Đoàn đường hai đầu cầu đắp cao sử dụng kết cấu đất có cốt bằng thép không gỉ với những tấm tạo bề mặt bằng bêtông cốt thép được đúc sẵn trong nhà máy.
- Dự án đường Xuyên Á:
+ Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, Bộ GTVT
+ Dạng kết cấu: Tường chắn đất có cốt được sử dụng tại đường hai đầu cầu vượt Sóng Thần tại Km7.
- Cầu Mẹt thuộc Dự án nâng cấp các cầu trên Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội đi Lạng Sơn. + Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án 1, Bộ GTVT (PMU1)
+ Dạng kết cấu: Đoạn đường hai đầu cầu sử dụng kết cấu đất có cốt với bề mặt bằng các tấm bêtông cốt thép đúc sẵn trong nhà máy, cốt bằng lưới địa kỹ thuật.
Hình 2.10: Cầu Mẹt
- Dự án đường Hồ Chí Minh:
+ Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh
+ Dạng kết cấu 1: Nền đường đắp cao với mái dốc 700. Sử dụng lưới thép với khoảng cách 0,5÷1m.
+ Dạng kết cấu 2: Tường chắn sử dụng rọ đá kết hợp với cốt lưới thép có chiều cao 8m.
- Dự án nút giao thông Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở - Thành phố Hà Nội + Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án trọng điểm Hà Nội
+ Dạng kết cấu: đường dẫn hai đầu cầu sử dụng kết cấu đất có cốt bằng thép với các tấm bêtông cốt thép đúc sãn làm tường bao.
Hình 2.11: Tường chắn đất có cốt cho đường đầu cầu vượt Ngã tư Võng
- Dự án xây dựng đường bộ Sông Thương, thành phố Bắc Giang: + Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án – Sở GTVT Bắc Giang.
+ Dạng kết cấu: Sử dụng kết cấu đất có cốt bằng thép với bề mặt tường bao là các tấm BTCT đúc sẵn để thi công đường dẫn hai đầu cầu.
- Dự án xây dựng và mở rộng đường Láng – Hòa Lạc, TP Hà Nội:
+ Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Thăng Long (PMU Thăng Long)
+ Dạng kết cấu: Sử dụng kết cấu đất có cốt bằng thép mạ, bề mặt là các tấm BTCT hình lục lăng đúc sẵn.
- Cầu vượt Ngã Tư Nguyễn Chí Thanh-Trần Duy Hưng, Láng Hạ-Lê Văn Lương, TP Hà Nội
+ Chủ đầu tư: Sở GTVT thành phố Hà Nội
+ Dạng kết cấu: Sử dụng kết cấu đất có cốt bằng cốt thép mạ kẽm, bề mặt là các tấm BTCT hình lục lăng đúc sẵn.
Hình 2.12: Đường hai đầu cầu vượt Láng Hạ-Lê Văn Lương
- Cầu Hùng Vương, là cầu bắc qua sông Ba, nối thành phố Tuy Hòa với khu kinh tế nam Phú Yên.
+ Chủ đầu tư: BQLDA chuyên ngành Giao thông Phú Yên.
+ Tường chắn đất Polymeric system được xây dựng sử dụng các lưới gia cường polymeric đặc chủng cường độ cao. Bề mặt là các tấm bê tông cốt thép hình lục lăng được đúc sẵn.
II.2.2 Danh sách ví dụ các công trình đã thực hiện trên thế giới
Do những tính năng ưu việt của tường chắn có cốt mà tường chắn đất có cốt được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Trên toàn thế giới đã có hàng chục triệu m2 tường chắn đất có cốt đã được xây dựng, bao gồm các loại như: tường chắn trên đường ôtô, đường sắt, mố cầu, đê và kè ven sông, ven biển, hầm mỏ và trong các công trình quan trọng khác.
Một số công trình lớn áp dụng tường chắn đất có cốt đã được xây dựng trên thế giới:
- Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson ở Atlanta Georgia:sân bay được công nhận làsân bay bận rộn nhất ở Bắc Mỹ, xử lý hơn 76 triệu hành kháchhàng năm, với mức tăng trưởng dự kiến của 121 triệu vào năm 2015.
Hình 2.13: Tường chắn khổng lồ ở sân bay quốc tế Atlanta-Harsfield
- Cầu Thiên nhiên ở Hà Lan: Đây là cây cầu thân thiện với động vật hoang dã kết nối giữa một số khu vực rừng, được ngăn cách bởi một cơ sở hạ tầng. Cầu Thiên nhiên cho phép tất cả động vật hoang dã tự do dao động một cách tự nhiên hơn trong lãnh thổ truyền thống của họ mà không phải đối mặt với sự nguy hiểm của ô tô và xe lửa chuyển động nhanh. Động vật có thể tìm thấy các tuyến đường kết nối và đi lang thang trên lãnh thổ mở rộng.Công ty cốt đất Hà Lan (RECO) tham gia vào việc xây dựng cầu Thiên nhiên dài 800 m. RECO cung cấp 1200m2 tấm bê tông chắn TerraClass và 1650 m2 dây TerraTrel.
Hình 2.14: Tường chắn đầu cầu Thiên nhiên ở Hà Lan
- Tường chắn đất có cốt được sử dụng tại các nút giao thông của thành phố Saskatoon:
- Đường sắt siêu tốc Buaan ở Seoul:
Hình 2.16: Tấm panel TerraClass – đường tàu siêu tốc Buaan.