Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chât lượng và tỷ lệ hom

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp trong kỹ thuật nhân giống và trồng trọt cây khởi tử tại sa pa lào cai (Trang 39 - 48)

2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài

3.1.1.2Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chât lượng và tỷ lệ hom

hom đạt tiêu chuẩn đem trồng ở vụ Hè

Đối với việc nhân giống vô tính, tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn là chỉ số quan trọng nhất. Số cây xuất vườn là chỉ tiêu đánh giá kết quả của quá trình nhân giống. Tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn phụ

thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Thời vụ nhân giống, độ tuổi hom được chọn để nhân giống, chất điều tiết và nồng độ tác động, chế độ chăm sóc cây con trong vườn ươm.

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của chất KTST đến chất lượng và tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn đem trồng

Các chỉ tiêu theo dõi khi xuất vườn Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá/mầm Chiều dài rễ (cm) Số rễ/hom Tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn ( % ) 1 34,56 32,13 20,36 1,76 80,67 2 41,33 39,53 25,56 2.36 92,0 3 31,16 30,26 18,43 1,76 78,0 4 33,73 32,56 18,33 1,86 79,33 5 40,10 38,46 23,80 2,30 89,33 6 34,43 29,93 19,76 1,76 81,33 7 (đ/c) 19,50 18,40 13,23 1,50 68,87 CV % 7,2 8,4 10,1 8,8 5,0 LSD 0,05 4,27 4,71 3,58 0,29 6,17

Chỉ tiêu chiều cao cây sau 60 giâm phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của cành giâm sau khi được xử lý và giâm vào giá thể giâm. Trong thí nghiệm nhân giống cây Khởi Tử từ hom vụ Hè năm 2012 kết quả thể hiện

qua bảng 3.2 cho thấy, hai chất điều tiết sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau đã ảnh hưởng rất rõ đến chỉ tiêu cao cây sau 60 ngày giâm, công thức

đôi chứng không xử lý có chiều cao cây thấp nhất 19,50cm, các công thức xử lý với IBA và NAA ở nồng độ 500ppm và 1500ppm cao hơn công thức

đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa, chiều cao cây đạt cao nhất ở nồng độ

1000ppm với cả NAA và IBI và cao hơn nồng độ 500ppm và 1000pmm ở

mức sai khác có ý nghĩa, kết quả còn cho thấy với cùng nồng độ thì việc xử

lý bằng IBA hay NAA cho kết quả khác nhau ở mức sai khác không có ý nghĩa. Việc ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng tới chiều cao cây con giâm từ hom là có thể lý giải như sau: Các chất điều tiết sinh trưởng ngoại sinh đã tác động đến quá trình tạo rễ và tạo mầm cây giâm hom, cây giâm hom được tác động với nồng độ thích hợp vừa ra rễ và ra mầm sớm nên sinh trưởng phát triển sớm hơn, chính vì vậy mà cành giâm được xử lý bằng chất điều tiết sinh trưởng có chiều cao cây con sau 60 ngày giâm cao hơn cành giâm không xử lý chất điều tiết sinh trưởng.

Số lá của mầm hom giâm cũng là chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá quá trình sinh trưởng phát triển của cây, vì lá là bộ phận quang hợp để tạo ra sản phẩm hữu cơ cho cây tăng trưởng về khối lượng. Trong thí nghiệm nhân giống Khởi tử bằng hom ở vụ Hè cho thấy, số lá của mầm hom giâm giao động từ 18,40 – 39,53 lá, các công thức thí nghiệm có sử dụng hai chất điều tiết sinh trưởng với nồng độ khác nhau đều cao hơn hẳn so với công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa. Hai công thức sử lý IBA và NAA với nồng độ 1000ppm cao nhất, hơn công thức khác ở mức có ý nghĩa và cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Với cùng một nồng độ xử lý thì số lá của mầm hom giâm giữa hai chất kích thích sinh trưởng có sự sai khác nhau không ý nghĩa (NAA 39,53 lá, IBA 38,46 lá). Như vậy, chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt đến số lá của mầm hom, có thể sử dụng NAA hoặc IBA với nồng độ 1000ppm để giâm.

Chỉ tiêu chiều dài rễ cây con sau giâm 60 ngày cũng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cây con sau khi đem trồng. Chỉ tiêu chiều dài rễ có mối quan hệ rất chặt chẽ với chỉ tiêu chiều cao cây, như

chúng ta biết các loại cây thường phát triển cân đối giữa chiều cao cây và chiều dài rễ, các cây có chiều cao cây lớn thì chiều dài rễ cũng lớn và ngược lại. Kết quả theo dõi chiều dài trung bình rễ khi xuất vườn cho thấy

ở tất cả các công thức xử lý chất kích thích sinh trưởng đều có chiều dài rễ

nhiều hơn so với đối chứng không xử lý chắc chắn ở độ tin cậy 95%, trong

đó công thức sử dụng nồng độ 1000 ppm có chiều dài rễ lớn nhất là 25,56 cm (đối với sử dụng NAA) và 23,80 cm (đối với sử dụng IBA). Như vậy chất kích thích sinh trưởng đã có tác dụng rõ rệt đối với sinh trưởng chiều dài rễ cây khởi tử khi giâm cành.

Số rễ có tác động lớn đến quá trình cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây, do vậy mà có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển của cây đặc biệt là giai đoạn đầu. Theo kết quả nhân giống bằng hom Khởi tử ở bảng 3.2 cho thấy, số rễ của các hom biến động không nhiều, từ 1,5 – 2,36 rễ /hom, công thức sử dụng NAA và IBA ở nồng độ 1000ppm có số rễ

nhiều hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy chắc chắn 95% (NAA 2,36, IBA 2,30 rễ), các công thức còn lại cao hơn công thức DC có ý nghĩa thống kê và sự sai khác giữa các công thức này không có ý nghĩa.

Tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi về chiều cao mầm, chiều dài rễ, số

lá/mầm và số rễ/hom cho kết quả về tỷ lệ xuất vườn của hom giâm cây Khởi tử. Kết quả theo dõi ở bảng 3.2 cho thấy ở tất cả các công thức có xử

lý chất kích thích sinh trưởng đều có ảnh hưởng tốt đến khả năng ra rễ của hom giâm và có tỷ lệ tiêu chuấn xuất vườn hơn chắc chắn so với đối chứng

ở độ tin cậy 95%, trong đó cao nhất là sử dụng NAA ở nồng độ 1000 ppm

tiêu chuấn xuất vườn là 89,33%. So sánh giữa 2 loại chất kích thích sinh trưởng NAA và IBA ở cùng 1 nồng độ không thấy có sự hơn kém ở độ tin cậy 95%. Như vậy trong nhân giống khởi tử bằng phương pháp giâm cành trong vụ Hè có thể sử dụng IBA hoặc NAA ở nồng độ 1000 ppm (0,1%).

Hình 3.2 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến hom đạt tiêu chuẩn đem trồng trong vụ Hè.

Theo kết quả nhân giống bằng hom Khởi tử ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy, các công thức có xử lý chất kích thích sinh trưởng đều có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ cây đạt tiêu chuấn xuất vườn trong vụ Hè, hơn chắc chắn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%, trong đó cao nhất là sử dụng NAA

ở nồng độ 1000 ppm đạt tỷ lệ tiêu chuấn xuất vườn là 92% và IBA nồng độ

1000 ppm đạt tỷ lệ tiêu chuấn xuất vườn là 89,33%. Các công thức khác so với Đ/c (không sử dụng chất kích thích sinh trưởng) có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 (đ/c) Công thức thí nghiệm T ỷ l ệ %

3.1.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống khởi từ bằng phương pháp giâm hom ở vụ Đông Xuân từ bằng phương pháp giâm hom ở vụ Đông Xuân

3.1.2.1 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nảy mầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của hom giâm trong vụĐông – Xuân.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của chất ĐH sinh trưởng đến khả năng nảy mầm của hom giâm trong vụĐông – Xuân.

Đơn vị tính: ( % ).

Thời gian theo dõi sau khi giâm Công thức

5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày 13 ngày 15 ngày

1 0 0 13,34 50,00 64,00 84,67 2 0 0 20,00 59,33 76,66 92,00 3 0 0 17,33 50,66 64,06 84,00 4 0 0 14,66 52,66 61,33 81,33 5 0 0 19,33 57,33 76,00 90,00 6 0 0 14,66 50,14 68,66 84,00 7 (đ/c) 0 0 10,00 35,33 52,00 71,33 CV % - - - 5.4 LSD 0,05 - - - 8.08

(Ngày giâm hom 15/01/2013)

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, sau khi giâm 7 ngày không có công thức nào có cây nảy mầm. Sau 9 ngày giâm các công thức xử lý chất điều tiết sinh trưởng có tỷ lệ nảy mầm của các công thức dao động từ 10 - 20%, trong đó công thức xử lý NAA ở nồng độ 1000ppm có tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Thời gian từ khi giâm đến khi mọc của các công thức là 11 ngày (Công thức 7 đối chứng không xử lý chất điều tiết sinh trưởng là 13 ngày),

ở thời điểm này tỷ lệ nảy mầm đạt từ 50 đến 59,33%. Thời gian 13 ngày sau giâm sự nảy mầm của các công thức biến động từ 52 - 76,66%, cao

nhất là công thức xử lý với NAA ở nồng độ 1000ppm và công thức xử lý chất IBA ở nồng độ 1000ppm đạt trên 70%, công thức đối chứng là 52%, các công thức còn lại đều đạt hơn 60%. Đến ngày thứ 15 sau khi giâm, các công thức xử lý với NAA và IBA ít có sự khác biệt với cùng nồng độ

nhưng lại có sự khác biệt rõ rệt với các nồng độ xử lý khác nhau. Các công thức đều có tỷ lệ nảy mầm cao hơn công thức đối chứng, không có xử lý chất điều tiết sinh trưởng ở mức độ tin cây 95%. Trong đó hai công thức

đạt tỷ lệ cao nhất là công thức xử lý ở nồng độ 1000ppm của NAA đạt 92% và IBA đạt 90% các công thức còn lại đều tỷ lệ nảy mầm trên 80%.

Như vậy trong vụ Đông - Xuân, khi giâm cành cây khởi tử sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng (NAA và IBA) với nồng độ từ 1000ppm đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất.

Hình 3.3 Diễn biến tỷ lệ nảy mầm trong vụĐông – Xuân

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày 13 ngày 15 ngày

Ngày theo dõi

T l n y m m ( % ) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 (đ/c)

Qua kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy, sau khi giâm 7 ngày tất cả các công thức đều không mọc, thời gian 13 ngày sau giâm sự nảy mầm của các công thức biến động từ 52 - 76,66%. Đến ngày thứ 15 sau khi giâm, các công thức xử lý với NAA và IBA ít có sự khác biệt với cùng nồng độ nhưng lại có sự khác biệt rõ rệt với các nồng độ xử lý khác nhau. Các công thức đều có tỷ lệ nảy mầm cao hơn công thức đối chứng ở mức

độ tin cây 95%. Trong đó hai công thức đạt tỷ lệ cao nhất là công thức xử

lý ở nồng độ 1000ppm của NAA đạt 92% và IBA đạt 90% các công thức còn lại đều tỷ lệ nảy mầm trên 80%.

Như vậy trong vụ Đông - Xuân, khi giâm cành cây khởi tử sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng (NAA và IBA) với nồng độ từ 1000ppm đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất.

3.1.2.2 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chất lượng và tỷ lệ

hom đạt tiêu chuẩn đem trồng

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của chất KTST đến chất lượng và tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn đem trồng

Các chỉ tiêu theo dõi khi xuất vườn Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá/mầm Chiều dài rễ (cm) Số rễ/hom Tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn ( % ) 1 32,53 30,63 19,10 1,83 80,67 2 40,26 38,50 24,23 2,56 87,33 3 29,80 29,20 17,33 1,76 81,33 4 31,86 29,76 17,96 1,83 77,33 5 39,33 37,73 22,53 2,40 86,00 6 33,46 31,73 18,40 1,73 81,33 7 (đ/c) 20,36 19,00 12,90 1,73 64,67 CV % 7,8 12,2 5,5 11,4 4,9 LSD 0,05 4,53 6,73 1,84 0,40 6,98

Kết quả cuối cùng của quá trình nhân giống là tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cây con

là chiều cao cây, số lá/mầm, chiều dài của rễ và số rễ/hom đểđối chiếu với tiêu chuẩn cây con, từ đó xác định chất lượng cây con của thí nghiệm.

Qua số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, chiều cao cây của các công thức thí nghiệm mang trồng đều khá cao, dao động từ 20,36cm – 40,26cm. Các công thức sử dụng chất điều tiết sinh trưởng NAA, IBA ở nồng độ 500ppm và nồng độ 1500ppm có chiều cao cây so với công thức Đc không xử lý thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Công thức sử dụng NAA và IBA nồng độ 1000ppm có chiều cao chắc chắn hơn hẳn so với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%, (công thức 2 cao 40,26cm, công thức 5 cao 39,33cm), các công thức xử lý NAA, IBA nồng độ 500ppm và 1500ppm thì sự khác nhau về chiều cao cây giữa các công thức không có ý nghĩa. Như vậy nhân giống cây Khởi tử bằng hom trong vụ Đông – Xuân dùng chất điều tiết sinh trưởng là NAA và IBA nồng độ 1000ppm có chiều cao cây con xuất vườn cao nhất.

Số lá/mầm là chỉ tiêu đánh giá mức độ sinh trưởng phát triển của cây, khi số lá nhiều khả năng quang hợp tăng. Kết quả xử lý thống kê ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảng số liệu cho thấy, số lá của các công thức thí nghiệm dao động từ 19– 38,50 lá, các công thức sử dụng chất điều tiết sinh trưởng NAA, IBA ở

nồng độ 500ppm và 1500ppm so với công thức Đ/c có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê. Công thức sử dụng NAA và IBA nồng độ 1000ppm có số

lá cao hơn công thức Đ/c chắc chắn ở độ tin cậy 95%, các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau ở cùng nồng độ xử lý thì sự chênh lệch về số lá/mầm giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê. Số lá/mầm tỷ lệ thuận với chiều cao cây của các công thức thí nghiệm.

Chiều dài rễ cây con là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp

đến cây con khi trồng, các cây có chiều cao cây lớn thì chiều dài rễ cũng lớn và ngược lại. Kết quả theo dõi chiều dài trung bình rễ khi xuất vườn cho thấy ở tất cả các công thức xử lý chất kích thích sinh trưởng đều có

chiều dài rễ nhiều hơn so với đối chứng không xử lý chắc chắn ởđộ tin cậy 95%, trong đó công thức sử dụng nồng độ 1000 ppm có chiều dài rễ lớn nhất là 24,23 cm (đối với sử dụng NAA) và 22,53 cm (đối với sử dụng IBA). Như vậy chất kích thích sinh trưởng đã có tác dụng rõ rệt đối với sinh trưởng chiều dài rễ cây khởi tử khi giâm cành.

Số rễ có ảnh hưởng không nhỏđến sự sinh trưởng, phát triển của cây

đặc biệt là giai đoạn đầu. Theo kết quả nhân giống bằng hom Khởi tử ở vụ Đông – Xuân trong bảng 3.4 cho thấy, số rễ của các công thức thí nghiệm biến động không nhiều từ 1,73 – 2,56 rễ /hom, công thức sử dụng NAA và IBA ở nồng độ 1000ppm có số rễ nhiều hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy chắc chắn 95% (NAA 2,56, IBA 2,40 rễ/hom), các công thức còn lại cao hơn công thức DC không có ý nghĩa thống kê.

Tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi về chiều cao mầm, chiều dài rễ, số

lá/mầm và số rễ/hom cho kết quả về tỷ lệ xuất vườn của hom giâm cây Khởi tử ở vụ Đông - Xuân. Kết quả theo dõi ở bảng 3.4 cho thấy, ở tất cả

các công thức có xử lý chất kích thích sinh trưởng đều có ảnh hưởng tốt

đến khả năng ra rễ của hom giâm và có tỷ lệ tiêu chuấn xuất vườn hơn chắc chắn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%, trong đó cao nhất là sử dụng NAA

ở nồng độ 1000 ppm đạt tỷ lệ tiêu chuấn xuất vườn là 87,33% và IBA nồng

độ 1000 ppm đạt tỷ lệ tiêu chuấn xuất vườn là 86,00%. So sánh giữa 2 loại chất kích thích sinh trưởng NAA và IBA ở cùng 1 nồng độ không thấy có sự hơn kém ở độ tin cậy 95%. Như vậy trong nhân giống khởi tử bằng phương pháp giâm cành trong vụ Đông - Xuân có thể sử dụng IBA hoặc NAA ở nồng độ 1000 ppm.

Hình 3.4 Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến chất lượng hom

đem trồng vụĐông- Xuân

Qua kết quả ở bảng 3.4 và hình 3.4 cho thấy ở tất cả các công thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp trong kỹ thuật nhân giống và trồng trọt cây khởi tử tại sa pa lào cai (Trang 39 - 48)