II. TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
Thể hiện sự quan tâm giúp đỡ về chuyên mơn, tìm hiểu các khĩ khăn trong chuyên
mơn, tìm hiểu các khĩ khăn trong chuyên mơn và cuộc sống, …(Đức trị)
*Ngày nay, có rất nhiều quan điểm, lý thuyết khác nhau về quản lý: quan điểm hệ thống, quan điểm quản lý tình huống và các thuyết đương đại khác như thuyết X, Y, Z… nhưng tựu trung lại có một số xu hướng chung trong quản lý là:
•Chuyển dần từ quản lý theo học thuyết ĐỨC TRỊ sang học thuyết PHÁP TRỊ và cuối cùng là sự kết hợp “ĐỨC- PHÁP TRỊ” có tính đến các đặc trưng tâm lý xã hội
•Chuyển từ quản lý hướng vào “giới chủ” tới quản lý
hướng vào “chủ và thợ”, chuyển sang quản lý hướng vào “khách hàng”, theo nhu cầu của khách hàng
• Chuyển từ quản lý theo mục tiêu tới quản lý theo quá trình, từ mục tiêu năng suất (số lượng) sang mục tiêu NĂNG SUẤT-CHẤT LƯỢNG-HIỆU QUẢ.
•Từ sự quản lý bằng sự áp đặt, mệnh lệnh, chuyên quyền, mong muốn ngẫu hứng của người quản lý hướng tới quản lý bằng khoa học (bằng những phương pháp, nguyên tắc, qui trình… khoa học) và dân chủ.
•Vai trò của giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao và trở thành động lực chính trong quá trình phát triển xã hội. Ngày nay, vấn đề quản lý chất lượng được quan tâm rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay vì quản lý chất lượng chỉ được quan tâm trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ như trước đây.
•Vai trò quản lý tập trung của các nhà quản lý cấp cao được chuyển và chia sẻ dần cho các nhà quản lý cấp dưới và những người bị quản lý.