•Quan sát trong phòng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đối Tượng, Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Của Tâm Lý Học Phát Triển (Trang 27 - 54)

II. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học phát triển.

•Quan sát trong phòng thực nghiệm

www.ncs.com.vn

1

4

Quan sát tự nhiên

Nhà nghiên cứu đi vào môi trường cuộc sống và hoạt động thường ngày của nghiệm thể để quan sát, ghi chép hành vi của họ mà không can thiệp vào chúng.

1

4

Ưu điểm: Có thể nghiên cứu trẻ nhỏ khi chúng chưa biết nói. Có khả năng mô tả hành vi thật sự của con người trong cuộc sống thường ngày.

Nhược điểm: Có những hành vi thỉnh thoảng mới xuất hiện một cách bất thường nên người quan sát không thể chứng kiến chúng được. Khó xác định được nguyên nhân của hiện tượng quan sát.

www.ncs.com.vn

1

4

Quan sát trong phòng thực nghiệm

Nhà nghiên cứu tạo ra các tình huống có thể kiểm tra được nhằm thúc đẩy sự biểu hiện của hành vi cần nghiên cứu. Thông thường, các nhà nghiên cứu dùng camera hoặc gương 1 chiều để quan sát.

1

4

Ưu điểm: Bảo đảm mọi đối tượng nghiên cứu được đối mặt với cùng một tình huống kích thích như nhau.

Nhược điểm: Việc xây dựng phòng thí nghiệm vẫn còn khó khăn đối với nước ta. Trong điều kiện phòng thực nghiệm, đối tượng được nghiên cứu không phải lúc nào cũng có hành vi như họ thường làm trong điều kiện hàng ngày.

www.ncs.com.vn

1

4

Nghiên cứu trường hợp (Case study).

Nhà nghiên cứu tập hợp các thông tin sâu rộng về cuộc sống của nghiệm thể, sau đó kiểm tra các giả thuyết tâm lý học bằng cách phân tích các sự kiện trong tiểu sử của họ (nền tảng gia đình, vị thế kinh tế xã hội, tình trạng sức khỏe, quá trình học và làm việc ...)

1

4

Sigmund Freud đã sử dụng rộng rãi phương pháp nghiên cứu trường hợp trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

www.ncs.com.vn

1

4

Ưu điểm: cho phép nhìn nhận sâu sắc về từng cá nhân vốn rất không giống nhau. Phân tích trường hợp được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán lâm sàng, điều trị bệnh nhân.

Hạn chế: Rất khó so sánh các đối tượng với nhau. Kết quả nghiên cứu thường thiếu tính khái quát, không áp dụng được cho số đông người khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1

4

Trắc nghiệm tâm lý

Nhà nghiên cứu dùng các trắc nghiệm đã được chuẩn hoá, có độ tin cậy cao, có tính hiệu lực và có hướng dẫn và qui trình thực hiện theo một hình thức thống nhất để nghiên cứu. Các trắc nghiệm hay được sử dụng trong các nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ, đánh giá nhân cách, ...

www.ncs.com.vn 1 4 Hạn chế của trắc nghiệm là nó chỉ áp dụng tốt cho những người thuộc cùng một nền văn hóa xã hội với mẫu đại diện mà trắc nghiệm đã được chuẩn hóa. Khi sử dụng trắc nghiệm vào một nền văn hóa xã hội khác, kết quả sẽ không chính xác

1

4

Phương pháp tâm sinh lý

Là phương pháp đo lường những quan hệ giữa các quá trình sinh lý và các phản ứng tâm lý của con người

www.ncs.com.vn

1

4

Ưu điểm: Có thể đánh giá những quan hệ giữa các quá trình sinh lý và phản ứng tâm lý của con người.

Nhược điểm: Mặc dù nhịp tim hay sóng não có thể cho biết nghiệm thể có chú ý tới kích thích hay không, nhưng rất khó xác định chính xác phương diện nào của kích thích đã lôi kéo được sự chú ý đó. Những thay đổi trong đáp ứng sinh lý còn phản ánh trạng thái sức khoẻ hay phản ứng với môi trường xung quanh chứ không chỉ là sự thay đổi tâm lý của nghiệm thể

1

4

Nghiên cứu tương quan

Các nhà nghiên cứu sử dụng xác suất thống kê để đánh giá mối liên quan qua lại giữa hai hay nhiều yếu tố gọi là đánh giá tương quan. Đây là một đại lượng có giá trị nằm vào khoảng từ 0 đến +1 (tương quan dương) hoặc từ 0 đến –1 (tương quan âm)

www.ncs.com.vn

1

4

Cần lưu ý rằng, sự tồn tại tương quan không cho ta biết tính nhân quả, cái gì là nguyên nhân, còn cái gì là hậu quả. Các tương quan chỉ cho chúng ta biết về sự liên quan qua lại. Tuy nhiên, khi sử dụng một cách phù hợp thì tương quan là một công cụ nghiên cứu có hiệu quả.

1

4

Phương pháp ghi chép dân tộc học

Ghi chép dân tộc học là phương pháp, trong đó nhà nghiên cứu tìm hiểu những hệ thống giá trị độc đáo, truyền thống và quá trình xã hội hoá của các nền văn hóa hoặc tiểu văn hóa bằng cách sống với các thành viên của nó để quan sát và ghi chép kỹ lưỡng, tỉ mỉ về họ.

www.ncs.com.vn

1

4

Ưu điểm: Tìm hiểu những đặc điểm độc đáo của một nền văn hóa hay tiểu văn hoá và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển tâm lý con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhược điểm: Diễn giải của người quan sát nhiều khi mang tính chủ quan.

1

4

Các cách thiết kế nghiên cứu sự phát triển tâm lý.

•Thiết kế xuyên nhóm tuổi (nghiên cứu cắt ngang)

•Thiết kế nghiên cứu xuyên thời gian (Nghiên cứu theo chiều dọc)

www.ncs.com.vn

1

4

Thiết kế xuyên nhóm tuổi (nghiên cứu cắt ngang)

Nhà nghiên cứu đồng thời so sánh các nhóm nghiệm thể ở các lứa tuổi khác nhau trong một thời gian.

1

4

Cách tiếp cận này không đánh giá được sự khác biệt giữa các cá thể nhưng nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nó bởi vì nó không mất nhiều thời gian, đỡ tốn kém, và dễ điều chỉnh.

www.ncs.com.vn

1

4

Phương pháp nghiên cứu cắt ngang đòi hỏi sự lựa chọn mẫu nghiên cứu rất chặt chẽ để đảm bảo rằng các khác biệt giữa các nhóm là liên quan đến sự phát triển, chứ không phải do những yếu tố khác như điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, sức khỏe, giáo dục gia đình

1

4

Thiết kế nghiên cứu xuyên thời gian (Nghiên cứu theo chiều dọc)

Đối tượng nghiên cứu được quan sát, nghiên cứu lặp đi lặp lại sau mỗi chu kỳ thời gian hoặc trong các thời điểm khác nhau của cuộc đời.

www.ncs.com.vn

1

4

Ưu điểm của nghiên cứu theo chiều dọc là có thể theo dõi quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu, nhưng cách thiết kế này tốn kém, đòi hỏi nhiều thời gian và khó điều chỉnh khi gặp những vấn đề nảy sinh.

1

4

Thiết kế nghiên cứu theo chuỗi

Các nhà nghiên cứu sử dụng phối hợp giữa hai cách trên tạo thành thiết kế nghiên cứu theo chuỗi (hay theo nhóm kế tiếp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

www.ncs.com.vn

1

4

Nghiên cứu xuyên văn hóa.

Nghiên cứu xuyên văn hóa là những nghiên cứu, trong đó các đối tượng từ những nền văn hóa khác nhau được quan sát, kiểm tra và so sánh trên một hay nhiều bình diện của sự phát triển.

1

4

Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: tồn tại những quy luật chung cho sự phát triển của nhân loại, của con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, bất kể người đó sống trong nền văn hóa nào hay sống ở thời điểm xã hội lịch sử nào. Chính vì vậy, việc so sánh các kết quả nghiên cứu ở các nền văn hóa khác nhau là hướng nghiên cứu quan trọng để xem xét tính phổ biến của các quy luật phát triển.

www.ncs.com.vn

1

4

Thực tế nhiều nghiên cứu so sánh xuyên văn hóa thường đi tìm sự khác biệt chứ không tìm sự tương đồng trong sự phát triển tâm lý giữa các dân tộc khác nhau. Họ nhận thấy những con người phát triển trong những xã hội khác nhau thì có những quan điểm khác nhau và cảm nhận thế giới, thể hiện tình cảm, cách tư duy và giải quyết vấn đề khác nhau.

1

4

Như vậy, bên cạnh việc xem xét tính phổ biến của những quy luật phát triển, so sánh xuyên văn hóa còn chỉ ra rằng sự phát triển của cá nhân phụ thuộc mạnh mẽ vào môi trường văn hóa, môi trường tự nhiên và xã hội, nơi cá nhân sống và trưởng thành.

www.ncs.com.vn

1

4

Một số vấn đề thảo luận

1. Sự phát triển tâm lý con người diễn ra một cách tích cực hay thụ động?

2. Sự phát triển tâm lý của chúng ta diễn ra liên tục hay theo giai đoạn?

3. Nội hàm của các khái niệm có thay đổi theo dòng lịch sử?

4. Những điểm khác biệt giữa các nền văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng 5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Đối Tượng, Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Của Tâm Lý Học Phát Triển (Trang 27 - 54)