Tham quan Viện Hải Dương Học

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH NUÔI THỦY SẢN NƯỚC LỢ (Trang 25 - 31)

6.4.1. Giới thiệu:

Ngày 14 tháng 9 năm 1922, Sở Nghề Cá Đông Dương - tiền thân của Viện Hải Dương Học ngày nay đã được thành lập. Trải qua hơn 80 năm hoạt động và phát triển, Viện Hải Dương Học đã đóng góp được một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông, bao gồm 1100 ấn phẩm đã được công bố, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiếm 62,6%, về vật lý hải dương chiếm 11,6%, về sinh thái môi trường chiếm 7,6%, về địa chất địa mạo biển chiếm 5,4%, về hóa học biển và về hóa sinh chiếm 4,4%. Qua đó, có thể thấy được Viện Hải Dương Học đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu khoa học của đất nước.

Tuy vậy, với nhiệm vụ nghiên cứu biển trong tương lai, Viện Hải Dương Học luôn luôn tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học và cán bộ quản lý khoa học cả về hai mặt lượng lẫn chất với những trang thiết bị hiện đại nhất, để đáp ứng được nhiệm vụ hiện đại hóa đất nước.

6.4.2. Một vài loài sinh vật được lưu giữ trong Viện:

HẢI QUỲ ỐNG

Hình 11: Hải quỳ ống

Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương. Kích thước tối đa: khoảng 40cm

Đặc điểm: chúng kiếm mồi bằng cách dùng các tua râu mảnh có chất nhầy bắt những sinh vật nhỏ lơ lững làm thức ăn. Khi gặp nguy hiểm hải quỳ co vào trong ống hoặc ẩn dưới lớp trầm tích để lẩn tránh.

Hình 12: Cá Khoang Cổ

Phân bố: cá khoang cổ hầu hết ở các rạn san hô

Đặc điểm: sống chung với hải quỳ. Cá khoang cổ tìm được thức ăn thường đem về chia cho hải quỳ. Khi gặp nguy hiểm hải quỳ dùng những tua bao cá khoang cổ để bảo vệ, hoặc giết chết kẻ thù của cá.

Đã cho sinh sản nhân tạo thành công ở viện. CÁ NGÁT

Hình 13: Cá Ngát

Phân bố: Châu Phi, Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam

Đặc điểm: cá tìm thức ăn trên nền đáy nhờ những gai xúc giác nhỏ. Trên vây lưng và ngực cá có gai nhọn mang độc tố, làm cho vết thương sưng tấy và đau nhức. cá sống thành đàn.

Hình 14: Cá Chình

Phân bố: ở cá vùng nhiệt đới và ôn đới. Kích thước tối đa: 3m.

Đặc điểm: cá chình hoạt động vào ban đêm, ban ngày cá Chình chui rút trong hang hay vùi mình trong cát. Những con cá Chình lớn có răng sắc nhọn và có thể tấn công.

CÁ MAO TIÊN

Hình 15: Cá Mao Tiên

Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương.

Kích thước tối đa: 38cm.

Đặc điểm: khi bơi xòe ra những tua vây rất đẹp nên được gọi là “công chúa biển”. những chiếc vây lưng sắc nhọn có mang độc tố là vũ khí của chúng.

CÁ SƠN ĐÁ

Hình 16: Cá Sơn Đá

Phân bố : ở tất cả các vùng biển nhiệt đới. Kích thước tối đa: 32cm.

Đặc điểm: ban ngày cá ẩn nấp trong các khe đá, hang hốc. cá hoạt động vào ban đêm. Cá có thể phát ra tiếng “click” rất rõ để liên kết với nhau.

CÁ NÓC

Hình 17: Cá Nóc

Phân bố: Biển Đỏ, Ấn Độ- Thái Bình Dương. Kích thước tối đa: 90cm.

Đặc điểm: một số loài cá nóc mang độc tố cực mạnh, chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng có thể tử vong. Khi gặp nguy hiểm cá có thể phình to ra.

CÁ BÒ HOẢ TIỄN

Hình 18: Bò hoả tiển

Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương. Kích thước tối đa: 60cm.

Đặc điểm: cá có lớp da rất dày. Có những chiếc gai rất khỏe, ăn được những sinh vật có vỏ cứng như cua, cầu gai.

CÁ NGỰA

PHẦN VII: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:

7.1. Kết luận:

Qua chuyến đi thực tập, chúng tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm từ thực tế sản xuất đến việc hiểu rõ cách hoạt động của các mô hình nuôi các đối tượng thủy sản.

Nắm bắt được tình hình kinh tế của nước ta nói chung và của các tỉnh miền Trung nói riêng vầ những thuận lợi và khó khăn gặp phải hiện nay.

Vấn đề dịch bệnh xảy ra tràn lan, môi trường ngày càng ô nhiễm khiến cho nguồn lợi tự nhiên càng bị suy giảm trầm trọng.

Người dân rất dày dạng kinh nghiệm sản xuất và đã thành công nhiều mặt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế quốc gia và cho chính bản thân.

7.2. Đề nghị :

Các TT khuyến ngư tổ chức tuyên truyền quy hoạch vùng nuôi có hệ thống, không để xảy ra dịch bệnh, làm tổn thất nền kinh tế.

Thúc đẩy các hộ nuôi những loài có giá trị kinh tế để cải thiện mức sống cho người dân.

Chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật giúp người dân nuôi ngày càng đạt hiệu quả cao.

Xin Khoa thủy sản tổ chức nhiều chuyến đi thực tập tham quan thực tế để chúng tôi có dịp nâng cao kiến thức thực tiễn và nắm rõ tình hình thủy sản hiện nay.

PHẦN VIII: TÀI LIỆU THAM KHẢO

GS. TS. Nguyễn Trọng Nho – TS. Tạ Khắc Thường – ThS. Lục Minh Diệp. Kỹ thuật nuôi giáp xác. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

ThS. Ong Mộc Quý. Giáo trình Kỹ thuật nuôi giáp xác. Khoa thủy sản, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

TS. Nguyễn Văn Trai. Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá biển. Khoa thủy sản, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Các trang web khác:

http://agriviet.com/vlkt/527-nuoi-tom-hum/-benh-thuong-gap.html http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/chuyende/nuoicachimvayvang . htm l http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH NUÔI THỦY SẢN NƯỚC LỢ (Trang 25 - 31)