hành chính.
Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế được nêu trong báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Báo cáo của Chính phủ, đồng thời để nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tuch hành chính trong thời gian tới, Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện tốt một số công việc sau:
Chính phủ khẩn chương chỉi đạo các Bộ, Ngành hữu quan nghiên cứu những nội dung đã được kiến nghị trong các báo cáo để kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; tiếp tục rà soát để sửa đổi, huỷ bổ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi, huỷ bổ những quy định, thủ tục hành chính không phù hợp hoặc ban hành không dúng thẩm quyền, loại bỏ khâu trung gian, không cần thiết; tiến hành tổng két và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính để có giải pháp phù hợp; nghiên cứu toàn diện các mặt và sớm ban hành đồng bộ, cụ thể các chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, hồ sơ, quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tạo khuôn khổ páp lý công khai, minh bạch để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các vi phạm.
Bố trí nhân sách hàng năm bảo đảm yêu cầu đẩy nhanh công tác cải cách hành chính; sớm cải cách cơ bản chế độ tìên lương gắn với vị tríi việc làmvà việc tinh giảm hợp lý biên chế, bộ máy; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ, cồn chức, viên chức; tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bao gồm cả hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cấu quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trởng cơ quan ngang bộ, Chủ tich UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án 30 quyết liệt hơn nữa nhằm đạt được mục tiêu của cải cách thủ tuục hành chính đã đề ra; đồng thời chính phủ cần bổ sung nội dung đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong báo cáo công tác hàng năm trước Quốc hội.
Trên cơ sở các kiến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật được nêu trong các báo cáo, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, các cơ quan, tôe chức hữu quan nghiên cứu, trình Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và nhiệm kỳ để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phhạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng đân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Việc đưa ra những giải pháp nhằm thức đẩy những cải cách trong thủ tục hành chính đã và đang được UBND huyện Quang Bình chú trộng và triển khai nhằm đưa đội ngũ cán bộ công nhân viên chất lượng nhất để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của công việc, cập nhật nâng cao những thay đổi về thể thức văn bản hoàn thiện hơn tránh những thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian của cán bộ cũng như người dân nhăm đạt được kết qủa tốt nhất trong mọi lĩnh vực để thúc đẩy nền kinh tế của UBND huyện ngày càng phát triển nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
KẾT LUẬN
Vấn đề cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã trở thành một vấn đề hết sức cấp bách và trọng yếu của đất nước trong công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Trong nhiều năm nay, để tăng cường năng lực quản lý của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta chủ trương cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, toàn diện.Cải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là việc làm không đơn giản, đòi hỏi trong quá trình cải cách hành chính phải tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác tập trung giải quyết từng bước các vấn đề để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiều sâu. Với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, lần đầu tiên trong quá trình cải cách, Chính phủ có một chương trình có tính chiến lược, dài hạn, xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Chương trình tổng thể sẽ là công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính.