Đó là các chỉ số được tính từ các số đo . Các chỉ số được dùng thường là các tỷ lệ với đơn vị tính là phần trăm (%). Các chi số có thể được tính từ 2 hoặc nhiều số đo. Cũng có những chỉ số được tính từ 1 số đo thể hình với các số liệu y sinh hoặc thể lực... khác; ở đây chỉ giới thiệu các chỉ số (CS) thể hình (được tính từ các số đo thể hình) thông dụng:
CS Broca: là CS xác định cân nặng (P) phù hợp với chiều cao (H) với đơn vị đo là centimet của người đó: P = H - 100
CS Quetelet: CS này bằng thương số giữa cân nặng (g) với chiều cao (cm); nó cho biết trung bình 1cm chiều cao của cơ thể nặng bao nhiêu gram . Rất
nhiều trường hợp thành tích thể thao tỷ lệ thuận với độ lớn của CS này ở VĐV . Tuy nhiên cũng phải biết rằng không phải cứ có CS nàycàng lớn càng tốt .
CS BMI (Body Mass Index): CS này bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao(m). Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới nếu có CS BMI <18,5 là thiếu cân, suy dinh dưỡng; từ 18 ,5 đến 24,9 là bình thường; 25 – 29,9: Tiền béo phì; 30 – 34,9 là béo phì độ 1; 35 – 39,9 là béo phì độ 2 và trên 39,9 là béo phì độ 3 .
CS “Gầy”: được tính bằng chiều cao (cm) chia cho căn bậc 3 của cân nặng- xuất phát từ lý do cơ thể tồn tại trong không gian 3 chiều. CS này càng nhỏ, cơ thể càng béo; càng lớn – cơ thể càng mảnh khảnh. CS này thường từ 38 đến 48; trung bình 43 – 44; ở VĐV ném đẩy là 40,3; ở VĐV chạy cự ly trung bình là 43,9; của sinh vên TDTT là 42,1 của sinh viên không chuyên TDTT là 42,6.
CS sải tay: CS này được tính bằng hiệu số giữa chiều dài sải tay và chiều cao đứng. CS này càng lớn chứng tỏ vai càng rộng, 2 tay càng dài . Rất nhiều môn thể thao đòi hỏi VĐV phải có đôi tay dài .(có VĐV bơi người Đức có sải tay dài hơn chiều cao tới 28cm).
CS vòng ngực: tính bằng thương số giữa vòng ngực trung bình với chiều cao. Vòng ngực càng lớn, CS này cũng càng lớn .
CS Chậu- vai và CS Chậu – hông: Là thương số giữa rộng chậu và rộng vai và thương số giữa rộng chậu và rộng hông. Nam giới 6 – 18 tuổi CS này ít thay đổi, nhưng ở nữ từ sau 12 tuổi CS đó tăng nhanh (do xương chậu phát triển). Nếu CS Chậu-vai là 75% và CS Chậu-hông là 90% được coi là cấu trúc cơ thể nam tính, phù hợp với hoạt động TDTT.
Các CS về độ dài của chân:
- Dài chân A/ Chiều cao.(55%là trung bình;56%-Chân tương đối dài; 57%- thuộc loại chân dài rõ.
- Dài chân A/Dài chân H. Tỷ lệ lý tưởng là 95% . - Dài chân B/ Dài chân H. Tỷ lệ lý tưởng là 90% . - Dài chân C/Dài chân H.Tỷ lệ lý tưởng là 80% .
CS đùi/ cẳng chân: là thương số giữa (dài chân B – Dài cẳng chân A) với dài cẳng chân A. Thường thì đùi dài hơn cẳng chân, nhưng các môn thể thao dùng chân là chính lại cần VĐV có cẳng chân dài hơn đùi.
CS về gân A Sin: - Dài gân A Sin / Dài cẳng chân A và - Vòng cổ chân / Dài gân A Sin.
Bài 6: KIỂM TRA THỂ CHẤT NHÂN DÂN
VÀ TUYỂN CHỌN TÀI NĂNG THỂ THAO
1. ĐO LƯỜNG KIỂM TRA THỂ CHẤT NHÂN DÂN
Hiện nay, các nước trên thế giới và trong khu vực đều đã xây dựng các test để đo lường đánh giá thể lực chung, không chỉ giúp cho tuyển chọn, huấn luyện thể thao mà còn giúp cho đánh giá thể lực chung của nhân dân .
- Mỹ sử dụng các test: bật xa tại chỗ; chạy ngắn 50 yard; chạy con thoi 4x10 yard kết hợp nhặt 2 vật thể; chạy hay đi bộ 400 yrad; co tay trên xà đơn với số lần tối đa; nằm ngửa gập bụng với số lần tối đa.
- Cộng đồng Châu Âu sử dụng các test: bật xa tại chỗ; treo người trên xà đơn ở tư thế co tay; nằm ngửa gập bụng trong 30 giây; lực bóp tay; chạy con thoi 10x5m; chuyển chéo tay trên bàn 25 lần, tính thời gian; chạy con thoi tăng tốc trên quãng đường 20m (tính số lần vượt qua đoạn 20m); test PWC 170; ngồi gập thân, tay với phía trước (tính độ dẻo); giữ thăng bằng đứng trên 1 chân.
- Nhật Bản sử dụng hệ thống test quy ra điểm gồm các nội dung: bật xa tại chỗ; nằm ngửa gập bụng; nằm sấp chống đẩy tay; chạy con thoi 5m, trong 15 giây, tính quãng đường; chạy 5 phút tính quãng đường .
- Thái Lan sử dụng các test: lực bóp tay; chạy 50m; nằm ngửa gập bụng trong 30 giây; chạy con thoi 4x10m; thời gian duy trì tư thế nằm sấp chống đẩy có người giúp ấn 2 vai, người thực hiện cách mặt đất 20cm (đối với nam); thời gian treo người trên xà đơn (đối với nữ); ngồi gập người về phía trước .
ở nước ta từ đầu thập kỷ 70 cho đến nay, đã tiến hành nhiều công trình điều tra khảo sát tình hình phát triển thể chất trong đối tượng học sinh với các chỉ tiêu và test như sau:
- Lê Bửu, Lê Văn Lẫm, Bùi Thị Hiếu (1973), đã tiến hành điều tra thể lực học sinh từ 7-17 tuổi ở Hà Tây với các nội dung: đo người (12 nội dung) và 5 test vận động là: lực bóp tay; nằm sấp chống đẩy; bật xa taị chỗ; chạy 30m và test Ricter-Beuker (bắt gậy).
- Tổng cục TDTT và Bộ Giáo dục đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại 10 trường cấp I, 10 trường cấp II và 9 trường cấp III ở 7 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc (1973-1975) với các test: chạy 30m, 60m, 80m; bật xa; ném bóng trúng đích; chạy 500m, 1000m, 2000m,
2. KỸ THUẬT LẬP MỘT SỐ TEST KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỂ LỰCCHUNG CHUNG
1. Lực bóp tay (kG).Test này chủ yếu để kiểm tra sức mạnh của bàn tay.
Đối tượng kiểm tra đứng 2 chân bằng vai, tay thuận cầm “lực kế tay” đư a thẳng sang bên, tạo nên góc 45o so với trục dọc của cơ thể . Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người . Đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt thân lực kế; bóp hết sức bàn tay vào lực kế; bóp đều, từ từ, gắng sức trong vòng 1 -2 giây. Không được bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp của thân người. Đối tượng kiểm tra bóp 3 lần, nghỉ giữa 15 giây. Lấy kết quả lần cao nhất.
2. Lực lưng (kG).Test này chủ yếu kiểm tra sức mạnh cơ duỗi lư ng.
3. Lực đùi (kG).Test này chủ yếu xác định sức mạnh của cơ duỗi khớp gối . 4. Nằm sấp chống tay (lần).Test này nhằm đánh giá sức mạnh của các nhóm cơ tay, vai.
5. Dẻo gập thân (cm).Test này chủ yếu đo độ dẻo của cột sống.
6. Nằm ngửa gập bụng (lần/30s).Test này chủ yếu đo sức mạnh của nhóm cơ bụng.
7. Bật xa tại chỗ (cm).Test này chủ yếu kiểm tra sức mạnh bột phát chi dưới.
8. Chạy 30m XPC (s). Test này dùng để đánh giá sức nhanh.
9. Chạy con thoi 4x10m (s). Test này đánh giá sức nhanh và khả năng phối hợp toàn thân .
10. Chạy 5 phút (m).Test này để đánh giá sức bền.
11. Test Cooper (km).Test này để đánh giá sức bền.