Công việc chính của tất cả các chương trình VB6 chúng ta viết là chế biến các dữ kiện để trình bày. Thí dụ một thầy giáo dùng một chương trình để tính điểm trung bình của học sinh trong một môn thi. Thầy tuần tự cho điểm của từng học sinh vào và sau cùng bấm một nút bảo chuơng trình tính điểm trung bình cho cả lớp. Chương trình sẽ display điểm thi của từng học sinh bên cạnh tên của học sinh ấy, tổng số học sinh, tổng số điểm, điểm thấp nhất, điểm cao nhất và điểm trung bình:
Tên họ Ðiểm
Lê Quang Vinh 15.50
Trần văn Thành 16.00
Nguyễn Thị Hương 17.50
Võ Tự Cường 14.00
Phạm Văn Khá 18.00
Cao Xuân Tiên 13.00
Tổng số học sinh: 6
Tổng số điểm: 94.00
Ðiểm thấp nhất: 13.00
Ðiểm cao nhất: 18.00
Ðiểm trung bình: 15.66
Ta có thể tạm chia quá trình xử lý của một chương trình ra làm ba giai đoạn:
1. Tiếp nhận dữ kiện: Ðây là giai đoạn ta cho dữ kiện vào chương trình (Input data) hoặc bằng cách điền vào một form, hoặc đọc dữ kiện từ một cơ sỡ dữ kiện (Database) hoặc nhận dữ kiện qua đường dây viển thông, .v.v..
2. Chế biến dữ kiện: Một khi đã có dữ kiện đầy đủ rồi ta sẽ sắp xếp, cộng, trừ, nhân, chia theo cách đã định trước để đi đến kết quả. 3. Trình bày, báo cáo: Kết quả cần phải được display trên màn ảnh
cách gọn ghẽ, thứ tự hay được in ra, ta còn gọi là Report.
Như vậy trong mọi giai đoạn của chương trình ta đều làm việc với dữ kiện. Trong thí dụ nói trên ta làm việc với hai loại dữ kiện: "dòng chữ" (text
string) cho tên học sinh và "số" (number) cho các điểm. Sở dĩ ta phải phân biệt các data types vì mỗi loại data có những chức năng riêng của nó. Thí dụ ta không thể cộng hai text string lại với nhau như hai con số, nhưng ta có thể ghép hai text string lại với nhau, thí dụ như ghép chữ
house với chữ wife thành ra chữ housewife. Chốc nữa ta sẽ bàn thêm về data types, nhưng bây giờ ta thử tìm hiểu data được chứa trong computer như thế nào.