Nội dung và các bước tiến hành đánh giá cảnh quan

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU LỊCH sử NGHIÊN cứu CẢNH QUAN TRÊN THẾ GIỚI và VIỆT NAM, đi sâu vào tìm HIỂU NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN cứu CẢNH QUAN ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG ở VIỆT NAM h (Trang 26 - 30)

* Nội dung đánh giá CQ. Theo Phạm Hoàng Hải, nội dung ĐGCQ được tóm tắt như sau

(hình 4):

Đặc trưng của các đơn vị tổng hợp tự nhiên Đặc điểm sinh thái công trình,

đặc trưng kĩ thuật – công nghiệp của các ngành sản xuất Đề xuất các kiến nghị

sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đánh giá tổng hợp

Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể

Hình 4: Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp

* Các bước tiến hành đánh giá CQ: Lựa chọn, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá; Xây

dựng thang điểm, bậc trọng số cho chỉ tiêu; Lựa chọn phương pháp đánh giá.

Xa = 1/n ∑ kiXi

n i = 1

Để tính điểm đánh giá cho các CQ, luận án vận dụng công thức trung bình cộng. (I)

Trong đó: Xa: Điểm đánh giá chung của CQ a ki: Trọng số của yếu tố thứ i

Xi: Điểm đánh giá yếu tố thứ i i: yếu tố đánh giá, i = 1,2,3…n

Trước khi đánh giá, luận án xác định các CQ chứa đựng yếu tố giới hạn đối với từng

ngành (xếp vàonhóm CQ không thích hợp). Đánh giá các CQ còn lại và phân chia theo 3

mức độ. Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích hợp tính theo công thức sau:

MD D D

D= max − min∆ ∆

(II), Trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất

M: số cấp đánh giá (M = 3)

Đánh giá các dạng CQ cho phát triển cây cao su huyện Bình Sơn, luận án thực hiện theo các bước sau (hình 5).

Đối tượng đánh giá Khách thể đánh giá: các dạng CQ

Chủ thể đánh giá: cây cao su Đặc tính các dạng CQ Nhu cầu sinh thái cây cao su

Chỉ tiêu lựa chọn đánh giá

Đánh giá riêng đối với từng dạng CQ

Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu bằng phương pháp trung bình cộng Phân cấp mức độ thích hợp các dạng CQ Kiểm tra kết quả phân cấp mức độ thích hợp các

dạng CQ với cây cao su và so sánh với thực tế Bảng chuẩn đánh giá riêng

Hình 5: Nội dung và quy trình đánh giá mức độ thích hợp các dạng CQ đối với cây cao su ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

4. Kết quả

Luận án đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Kết quả nghiên cứu và ĐGCQ Quảng Ngãi đã khẳng định vai trò và giá trị của TN – nguồn nội lực phát triển KT- XH địa phương.

Đề tài 2 : Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình

Trương Thị Tư, Hà Nội, 2012

1. Phương pháp luận và phương pháp NCCQ tỉnh Quảng Bình.

1.1 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu cảnh quan.

Trong nghiên cứu CQ Quảng Bình đã sử dụng các quan điểm cơ bản gồm : Quan điểm hệ thống; Tổng hợp; Quan điểm lãnh thổ; Sinh thái; Quan điểm sử dụng hợp lý TNTN và phát triển bền vững và hệ thống các phương pháp nghiên cứu từ truyền thống đến hiện đại của Địa lý học như : Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp phỏng vấn điều tra, xin ý kiến chuyên gia; Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS); Phương pháp phân tích, đánh giá cảnh quan. Các phương pháp trong nghiên cứu có thể độc lập hoặc phối hợp nhằm bổ sung cho nhau, tang cường hiệu quả, tính chính xác và khách quan của chúng.

1.2 Nghiên cứu đa dạng cảnh quan.

Nghiên cứu đa dạng cảnh quan là phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan, một công đoạn không thể thiếu trong NCCQ một lãnh thổ. Trong nghiên cứu cảnh quan cần tuân thủ 3 nguyên tắc chức năng.

Đối với lãnh thổ tỉnh Quãng Bình ở tỷ lệ bản đồ CQ 1 : 100000, đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là các cấp phân loại gồm : lớp, phụ lớp, kiểu, loại cảnh quan, trong đó loại CQ là đơn vị cơ sở thực hiện đánh giá : Luận án đi sâu nghiên cứu đa dạng trong cấu trúc, chức năng CQ tỉnh Quảng Bình.

1.3 Quy trình nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và PP luận nghiên cứu, luận án xác định quy trinhhg nghiên cứu đề tài gồm 8 bước :

Sơ đồ quy trình nghiên cứu, đánh giá cảnh quan Quảng Bình.

2. Kết quả

Trongluận án đã xác định và đưa ra hệ thống CQ gồm 3 lớp, 6 phụ lớp với 13 loại thuộc kiểu CQ rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa có một mùa đông lạnh và nằm trong hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa, ẩm của tự nhiên Việt Nam.

Các kết quả đánh giá cho từng dạng sử dụng được thể hiện bằng các biểu đồ và bản đồ đánh giá, cụ thể : Đối với Rừng phòng hộ đầu nguồn có 82 đơn vị CQ được đánh giá, 17 loại rất thích hợp, 36 loại thích hợp và 29 loại kém thích hợp. Rừng phòng hộ ven biển đánh giá 14 đơn vị CQ, có 5 loại rất thích hợp, 4 loại thích hợp và 5 loại kém thích hợp. Rừng đặc dụng từ 39 đơn vị CQ, cơ 13 loại rất thích hợp, 16 loại thích hợp và 10 loại kém thích hợp. Rừng sản xuất từ 63 đơn vị CQ có 14 loại rất thích hợp, 34 loại thích hợp và 14 loại kém thích hợp. Trồng cây lâu năm (cao su) từ 59 đơn vị CQ có 7 loại rất thích hợp, 16 loại thích hợp và 36 loại kém thích hợp. Trồng cây hàng năm từ 49 đơn vị Cq có 14 loại rất thích hợp, 25 loại thích hợp và 10 loại kém thích hợp. Lúa từ 30 đơn vị CQ có 12 loại rất thích hợp, 10 loại thích hợp và 8 loại kém thích hợp, 1 loại thích hợp và 2 loại

kém thích hợp. Du lịch đánh giá 24 đơn vị có 4 loại rất thích hợp, 12 loại thích hợp và 8 loại kém thích hợp.

Trên cơ sở các kết quả đánh giá, kết hợp phân tích hiện trạng phát triển và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Bình đã đề xuất các định hướng và cá giải pháp phù hợp cho phát triển một số ngành sản xuất, kinh tế của tỉnh. Trong đó : 71 loại CQ được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp với diện tích 602.110,1 ha, chiếm 74,6 DTTN của tỉnh; phân bố chủ yếu ở vùng núi và đồi cao tỉnh Quảng Bình. 34 loại CQ được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển nông nghiệp với diện tích 97.201,5 ha, chiếm 12,1% DTTN của tỉnh; phân bố chủ yếu ở đồi thấp, đồng bằng và thung lũng song, suối. 25 laoij CQ được định hướng sử dụng cho mục đích nông – lâm kết hợp với diện tích 107.215 ha, chiếm 13,3% DTTN của tỉnh; phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi, đồng bằng cao. Riêng đối với ngành du lịch, trên cơ sở đánh giá tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và thực trạng, cũng như định hướng phát triển của Tỉnh đưa du lịch tự nhiên và thực trạng, cũng như định hướng phát triển của Tỉnh đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, là cơ sở để Quảng Bình có thể xây dựng một ngành du lịch phát triển mạng trong khu vực.

Từ các kết quả nghiên cứu, ĐGCQ luận án đề xuất một số giải pháp trong vấn đề sử dụng đất; bảo vệ rừng và phát triển các ngành kinh tế nông – lâm kết hợp; xây dựng các tuyến, điểm, du lịch, cũng như một số vấn đề về môi trường hiên nay ở Quảng Bình, mục đích cuối cùng của đề tài là nhằm xây dựng luận cứ khoa học góp phần sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

Đề tài 3 : Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan phục vụ tổ chúc không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình với sự trợ giúp của công nghệ viễn

thám và hệ thống thông tin địa lý.

Nguyễn Thị Thúy Hằng, Hà Nội , 2012

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU LỊCH sử NGHIÊN cứu CẢNH QUAN TRÊN THẾ GIỚI và VIỆT NAM, đi sâu vào tìm HIỂU NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN cứu CẢNH QUAN ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG ở VIỆT NAM h (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w