PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở việt nam giai đoạn 2011 2013 (Trang 33 - 35)

3.1.Kết luận

Đầu tư nhà nước trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường đầu tư của nhà nước vừa tạo môi trường khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, vừa có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh tạo dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhà nước góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm đói nghèo và xóa bỏ dần dần chênh lệch về phát triển giữa các vùng lãnh thổ của đất nước.

Tuy nhiên, cơ chế quản lý đầu tế có bước đổi mới và đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại nhất định.

Trong thời gian tới cần đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhất định, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý vốn đầu tư nói chung và của nhà nước nói riêng. Cần nghiên cứu và phân tích sâu sắc để đưa ra những giải pháp toàn diện phù hợp với công cuộc đổi mới của nền kinh tế.

3.2.Kiến nghị

Với mục tiêu “Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế”, trong Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015 đã xác định một số chỉ tiêu tổng quát cần phải phấn đấu là: tăng trưởng kinh tế GDP bình quân đạt 7,5-8%/năm, trong đó: giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,7%-3,7%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,5-8,5%; dịch vụ tăng 8-9%. Quy mô GDP theo giá hiện hành đến năm 2015 đạt khoảng 4.050-4.088 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 192-194 tỷ USD; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.100 USD, gấp 1,7 lần so với năm 2010, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 1.117 nghìn tỷ đồng và huy động từ các nguồn khác khoảng 277 nghìn tỷ đồng.

Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nêu trên, trong giai đoạn tới (giai đoạn 2011-2015) cần phải huy động một lượng vốn đầu tư với tỷ trọng chiếm khoảng 41,5% GDP, tương đương với 6.336 nghìn tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách Nhà nước là 1.192 nghìn tỷ đồng, vốn trái phiếu chính phủ là 220 nghìn tỷ đồng, vốn tín dụng nhà nước là 400 nghìn tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp nhà nước là 535 nghìn tỷ đồng, vốn của dân và doanh nghiệp tư nhân là 2.593 nghìn tỷ đồng.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau một thời kỳ suy giảm, kinh tế trong nước cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trở ngại. Do đó để có thể đạt mục tiêu như đã đề ra, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt mốt số nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển sảnxuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các ngồn vốn đầu tư phát triển một cách ổn định và theo hướng công khái, minh bạch.

- Tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo ra động lực và sức lan toả lôi kéo các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh phát triển. Áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư các công trình theo các phương thức khác nhau như:

BOT, BT, đầu tư công-tư (PPP) kết hợp,…

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với kế hoạch và hoạt động đầu tư hàng năm. Tiếp tục triển khai xây dựng mới các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

- Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát đối với hoạt động đầu tư, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt quy định và mở rộng đối tượng và phạm vi giám sát của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở việt nam giai đoạn 2011 2013 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w