Sản phẩm và các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận công ty chế biến mủ cao su phú riềng (Trang 29)

Các sản phẩm chính của nhà máy gồm có SVR CV60,SVR CV50,SVR

3L,SVR5,SVR10.SVR20,mủ latex. Trong đó,nguyên liệu dùng để sản xuất mủ latex, SVR 3L,SVR 5,SVR CV50,SVR CV60 là mủ nước khai thác từ vườn cây. Nguyên liệu dùng để sản xuất SVR 10 VÀ SVR 20 là mủ khô,mủ chén,mủ dây.

Bảng 4: Chỉ tiên chất lượng Parameter SVR CV60 SVR CV50 SVR 3L SVR 5 SVR 10 SVR 20 TEST METHOD Dirt % wt 0.02max 0.02 max 0.03 max 0.05 max 0.08 max 0.16 max TCVN 6089:2004 Volatile matter wt 0.80 max 0.80 max 0.80 max 0.80 max 0.80 max 0.80 max TCVN 6088:2004 Ash % wt 0.40 max 0.40 max 0.50 max 0.60 max 0.60 max .080 max TCVN 6087:2004 Nitrogen % wt 0.60 max 0.60 max 0.60 max 0.60 max 0.60 max 0.60 max TCVN 6091:2004 PO - - 35 30 min 30 min 30 min TCVN

6092:2004 PRI 60 min 60 min 60 min 60 min 50 min 40 min TCVN

6092:2004 Coulor - - 6 max - - - TCVN 6093:2004 Mooney viscosity ML 60(±5) 50(±5) TCVN 6090:2004 Rheometric cule(1600C,10100rp m,ACS 1) R R R - - - TCVN 6090:2004 4.5.2. Một số chỉ tiêu quan trọng 4.4.2.1. Màu sắc của các sản phẩm SVR L

Màu sắc chính là đặc tính quan trọng nhất đối với cao su SVR L, việc lựa chọn và phối trộn đúng nguồn mủ nước vườn cây, chất bảo quản và các công đoạn chế biến là những yếu tố quan trọng đưa đến sự ổn định về màu (sáng) của sản phẩm cao su.

Việc phối trộn nguồn nguyên liệu mủ nước phải được thực hiện để đảm bảo màu sắc ban đầu của nguồn nguyên liệu có màu sáng theo mong muốn. Việc này là cần thiết vì tùy theo giống cây mà mủ có màu sắc khác nhau và tỷ lệ từng loại giống trong hồ tiếp nhận phải ở một tỷ lệ thích hợp.

− Chất bảo quản (chất chống đông): Việc lựa chọn chống chống đông để sản xuất cao su SVR L là quan trọng. Formadehit (Formandehyde) không nên sử dụng như là chất bảo quản mủ nước do nó làm đen cao su ngay cả khi sử dụng với nồng độ thấp ở mức 0,05%.

Bảng 5: Ảnh hưởng của chất chống đông đến chỉ tiêu màu CHẤT CHỐNG ĐÔNG MÀU (LOVIBOND)

Không sử dụng 2,5 Amôniăc (0,05%) (Ammonia) 2,5 Formandehít (0,05%) (Formaldehyde) 5,0 Sulphate Natri (0,05%) (Sodium 2,5

sunphite)

− Pha loãng mủ vườn cây với nước giúp cải thiện được màu nhưng chỉ nên sử dụng như là giải pháp cuối cùng vì nó làm giảm hiệu suất đánh đông và có tác động nhất định đến chỉ tiêu PRI.

Bảng 6: Ảnh hưởng của pha loãng mủ nườc vườn cây DRC % MÀU (LOVIBOND)

28 4,0

20 3,5

10 3,0

− pH đánh đông nên trong khoảng 5,2. nó là pH đánh đông lý tưởng để vừa đạt hiệu quả đánh đông cao vừa có màu sáng.

5,5 3,0

5,2 3,5

5,0 4,0

4,7 4,5

4,3 5,0

− Thiết bị chế biến quá trình gia công theo hệ máy cán/băm búa

(creper/hammermill) thì thích hợp hơn gia gia cong sử dụng máy ép đùn (extruder) trong việc chế biến SVR L do nó tạo ra cao su có màu sáng hơn.

Bảng 8: Ảnh hưởng của thiết bị gia công

HỆ GIACÔNG MÀU (LOVIBOND) Máy cán / băm búa 2,5

Ép đùn 4,0

− Trong thời gian ổn định của mủ đánh đông và mủ cốm khi chế biến SVR L phải luôn được ngâm trong nước, tránh tiếp xúc với không khí.

Bảng 9:Ảnh hưởng của thời gian ổn định mủ đông trong nước THỜI GIAN ỔN ĐỊNH (GIỜ) MÀU (LOVIBOND)

16 2,5

40 2,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

65 4,0

Bảng 10:Ảnh hưởng của thời gian ổn định hạt mủ cốm trong không khí và trong nước THỜI GIAN ỔN ĐỊNH (GIỜ) MÀU (LOVIBOND)

Trong không khí Trong nước

0 3,5 3,5

2 3,5 3,5

4 5,0 3,5

− Nhiệt độ sấy nên giử ở 1000C vì nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu màu của cao su.

NHIỆT ĐỘ SẤY (0C) MÀU (LOVIBOND)

100 3,0

120 4,0

4.4.2.2. Độ nhớt của sản phẩm SVR CV

Chủng loại SVR CV là cao su có độ nhớt ổn định do đó khống chế độ nhớt cao su theo một giới hạn nhất định là yêu cầu quan trọng nhất.

Độ nhớt cao su SVR CV có thể được khống chế trong một giới hạn nhất định bằng cách lựa chọn và phối trộn nguồn nguyên liệu mủ nước vườn cây và dùng hóa chất ổn định độ nhớt.

Lựa chọn và phối trộn nguồn nguyên liệu mủ nước vườn cây: trước khi sản xuất cao su SVR CV cần phải khảo sát nguồn nguyên liêu phục vụ cho chế biến cao su CV, tiếp đó việc phối trộn nguồn nguyên liệu mủ nước vườn cây cũng cần phải thực hiện sau cho độ nhớt của nguyên liệu đã phối trộn nằm trong phạm vi cho phép theo chủng loại cần sản xuất. Công thức sử dụng để tính toán như sau:

nWi.Vi VR =

nWi

− VR: độ nhớt Mooney của cao su hỗn hợp

− Wi : khối lượng cao su nguồn mủ thứ i

− Vi: độ nhớt mooney nguồn mủ thứ i

Hóa chất ổn định độ nhớt: có thể đạt được độ nhớt cao su theo mong muốn bằng cách xử lý nguyên liệu mủ nước vườn cây với 1,5kg HNS (Hydroxylamine netural sulphate) trên một tấn cao su SVR CV.

Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, được khách hàng chấp nhận và được cung cấp đến 32 quốc gia.Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, sản phẩm cũng được xuất khẩu sang các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Liên Bang Nga, Úc, Ấn Độ, Pakistan, Peru, Tây Ban Nha, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Chilê.

Tên chỉ tiêu Lọai HA

Lọai LA Lọai XA

Tổng hàm lượng chất rắn,%(m/m) không nhỏ hơn 61.5 61.5 61.5 Hàm lượng cao su khô,% (m/m) không nhỏ hơn 60.0 60.0 60.0 Chất không chứa cao su, (m/m), không lớn hơn 2.0 2.0 2.0

Độ kiềm (NH3),%(m/m), tính theo khối lượng latex cô đặc. +Không nhỏ hơn +Không lớn hơn 0.60 0.29 0.30

Tính ổn định cơ học, giây, không nhỏ hơn 650 650 650 Hàm lượng chất đông kết,%(m/m), không lớn

hơn

0.05 0.05 0.05

Hàm lượng đồng, mg/kg, tính trên tổng chất rắn, không lớn hơn

8 8 8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàm lượng mangan, mg/kg, tính trên tổng chất rắn, không lớn hơn

8 8 8

Hàm lượng cặn, %(m/m), không lớn hơn 0.10 0.10 0.10 Trị số axít béo bay hơi (VFA), không lớn hơn 0.20 0.20 0.20 Trị số KOH, không lớn hơn 1.0 1.0 1.0

4.5. Năng suất công ty

Từ năm 1996 đến năm 2007 là thời điểm Công ty Cao su Phú Riềng đạt được những thành tích nổi bật như:

Khai thác, chế biến, tiêu thụ được 259.227 tấn, đạt 119,1% kế hoạch, sản lượng năm 2007 đạt 30.000 tấn, năng suất vườn cây bình quân năm 2007 đạt 2.069kg/ha.Năm 2007, toàn ngành cao su có 48 nông trường đạt năng suất 2 tấn/ha thì riêng CTCS Phú Riềng có tới 8/12 nông trường đạt 2 tấn/ha, dẫn đầu toàn ngành về số lượng nông trường đạt năng suất vườn cây 2 tấn/ha.Ngoài ra, 3 năm liền (2005-2007) công ty còn dẫn đầu toàn ngành về công tác tái canh trồng mới cao su.

Doanh thu trong 11 năm (1996-2007) đạt 4.634,185 tỷ đồng. Doanh thu năm 2007 đạt 1.149 tỷ đồng, bằng 540% so với năm 1996. Lợi nhuận từ năm 1996-2007 đạt trên

1.500 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân 37,8%, riêng năm 2007 đạt 405 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 127,8%. Thực hiện nộp ngân sách 11 năm đạt 491 tỷ đồng, riêng nộp ngân sách năm 2007 là 131,4 tỷ đồng, bằng 350% so với năm 1996. Đặc biệt năm 2007, số thuế thu nhập cá nhân toàn công ty là 9,9 tỷ đồng, trở thành một “hiện tượng” trong ngành cao su nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.

Về đầu tư ngoài ngành tính đến năm 2007, CTCS Phú Riềng đã tham gia đầu tư vào 11 dự án với tổng số vốn góp là 137,68 tỷ đồng,thực hiện dự án trồng 10.000 ha cao su tại Campuchia với vốn đầu tư trên 30 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 so với năm 1998 bằng 800%, thị trường xuất khẩu tới hơn 43 nước và vùng lãnh thổ.

Từ năm 1978 đến nay, CTCS Phú Riềng đã từng bước đạt được những thành tựu vượt bậc, nhất là trong thời kỳ đất nước đổi mới. Tiềm lực cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện có tăng gấp hàng trăm lần so với năm 1978, nhiều vùng đất hoang hóa, vùng sâu, vùng xa, diện tích vườn cây không ngừng được mở rộng, nay đã trở thành các vùng kinh tế phát triển, góp phần giải quyết tốt việc bố trí dân cư, trong đó có việc định canh, định cư của đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn; đã tạo công ăn việc làm ổn định, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trên 6.500 cán bộ, công nhân viên.

Theo kế hoạch, năm 2010 Công ty cao su Phú Riềng sẽ tiến hành cổ phần hóa.Tuy nhiên, công ty vẫn quyết tâm đạt mục tiêu tiếp tục giữ vững danh hiệu đơn vị xuất sắc dẫn đầu toàn ngành.Đảng bộ công ty tiếp tục củng cố, xây dựng trong sạch vững mạnh.Công ty phấn đấu sản lượng khai thác đạt 26.000 tấn và giữ vững vị trí là thành viên câu lạc bộ 2 tấn/ha; chăm sóc tốt vườn cây xây dựng cơ bản, phấn đấu trong 5 năm sẽ đưa vào khai thác.Năm 2010, Công ty cao su Phú Riềng dự kiến đạt doanh thu trên 800 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 200 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động 7 triệu đồng/người/tháng và phấn đấu giữ vững danh hiệu đơn vị xuất sắc của tập đoàn.

CTCS Phú Riềng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng: Kinh tế tăng trưởng cao; chất lượng cuộc sống người lao động được cải thiện đi lên; uy tín và vị thế được khẳng định; chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế mau chóng xây dựng công ty thành một đơn vị kinh tế mạnh, một thương hiệu Cao su Phú Riềng có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Chương 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY

5.1. An toàn lao động

An toàn lao động giới thiệu các hệ thống văn bản về luật và những biện pháp tương ứng với chúng nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, vệ sinh và tổ chức.

Các axit, kiềm, muối và các loại vi sinh vật được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp để sản xuất ra các chế phẩm hoạt hoá (vitamin, chế phẩm protein và enzim, nấm men gia súc...), chúng có thể gây nên những dị ứng cho công nhân và các chất phụ được sử dụng trong sản xuất dễ cháy và dễ nổ.

Cho nên cần đặc biệt chú ý những vấn đề về an toàn lao động trong các xí nghiệp hóa chất.

Điều kiện chung về an toàn lao động. Chúng bao gồm những nhiệm vụ phát hiện và nghiên cứu thương tích do sản xuất, thảo ra những biện pháp làm tăng điều kiện lao động và các biện pháp vệ sinh sức khoẻ nhằm bảo đảm ngăn ngừa thương tích, các bệnh nghề nghiệp, các tai nạn, các đám cháy, vụ nổ trong xí nghiệp.

Cần chú ý nâng cao chất lượng đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật an toàn cho công nhân với việc ứng dụng các phương tiện đào tạo hiện đại, bảo đảm cho công nhân những phương tiện bảo vệ cá nhân có hiệu quả với sự cân nhắc đặc điểm của các quá trình sản xuất, trách nhiệm của công nhân, cán bộ kỹ thuật và các cán bộ lãnh đạo đến các văn bản tiêu chuẩn trong lĩnh vực an toàn lao động và phòng chống cháy.

Thông gió và chiếu sáng.Trong các luật an toàn để sản xuất trong công nghiệp vi sinh, vấn đề thông gió và chiếu sáng đã được thể hiện một cách rõ ràng.

Thông gió trong sản xuất là biện pháp quan trong nhất để tạo ra những điều kiện vệ sinh phòng bệnh bình thường trong các xí nghiệp vi sinh. Ở trong tất cả các xí nghiệp, các thiết bị hoạt động đều được bịt kín, tuy nhiên không khí trong phòng sản xuất của xí nghiệp chứa nhiều hóa chất, các sản phẩm do hoạt động của chúng, những tiểu phần của các chất dinh dưỡng dạng bụi, cũng như ẩm, khí, hơi, nhiệt, các chất bay hơi dễ nổ và các

Việc chiếu sáng các phòng sản xuất cũng đóng một vai trò quan trọng.Khi chiếu sáng phù hợp sẽ loại trừ được sự căng thẳng mắt, đảm bảo sự phân biệt được các đối tượng xung quanh trong hoạt động sản xuất của công nhân.

Nếu chiếu sáng không tốt sẽ dẫn đến quá căng thẳng, nhanh chóng bị mệt mỏi thị giác làm cho sự phối hợp chuyển động không nhịp nhàng.Điều đó dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng lao động, làm tăng khả năng bị tai nạn vì công nhân phải đứng gần thiết bị đang hoạt động.

Bảo đảm an toàn lao động trong sản xuất. Trong phần này bao gồm những luật lệ mà chủ yếu là những biện pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động trong các quá trình công nghệ cơ bản, bố trí, lắp ráp và vận hành của thiết bị công nghệ, của các đường ống chính và của các vị trí làm việc. Trong phần này nêu ra các biện pháp bảo đảm hoạt động an toàn cho thiết bị trong phân xưởng nguyên liệu và phân xưởng phụ, trong các trạm chứa kiềm, axit, trong khu vực chứa thuỷ phân, chuẩn bị dung dịch sữa vôi, các muối dinh dưỡng môi trường, trong phân xưởng lên men, trong các khu vực và xưởng ly tâm, phân ly,lọc, trích ly các chất, trong phân xưởng sấy, tiêu chuẩn hoá phân chia và gói thành phẩm các chất hoạt hoá sinh học.

Để tổ chức mỗi một vị trí làm việc cần phải có những số liệu về các chất độc, năng lượng bức xạ khí, bụi trong khu vực của vị trí làm việc, những số liệu về việc tồn tại tiếng ồn, rung động; cần biết kích thước cơ bản của thiết bị, các phương pháp nạp nguyên liệu, vật liệu và bán thành phẩm, sự phân bố các nguồn năng lượng, các đường vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hệ thống phục vụ ví trí làm việc theo chức năng...Thành lập dự án tổ chức làm việc để tạo ra những điều kiện an toàn lao động có tính đến tất cả các yếu tố không an toàn cho mỗi một khu vực sản xuất.

Ở trong những khu vực sản xuất có thải chất độc hại thì phải nêu thời hạn và phương tiện kiểm tra hàm lượng đơn vị chất độc hại đó cũng như các tính chất lý hoá và độc tố học trong dự án tổ chức lao động.

Luật an toàn phải nêu những yêu cầu bảo đảm các khu vực sản xuất và thiết bị đặc biệt quan trọng bằng những dụng cụ đo- kiểm tra, bằng các phương tiện tự động hoá, hệ thống tín hiệu sản xuất và bằng những thông tin liên lạc.

Các kho trong xí nghiệp vi sinh. Các kho được dùng để bảo đảm nguyên liệu, vật liệu phụ và các thành phẩm cần được thiết kế có tính đến sự thuận tiện cho lối vào, an toàn cho sự tiến hành công tác xếp dỡ và loại trừ cháy và nổ.

Trong các kho chứa chất lỏng dễ bốc cháy (rượu etylic và metylic, axeton, benzen và etxăng) độ an toàn bảo quản được bảo đảm do thiết bị trong vựa chứa và trong các xitec có các van thông hơi và các bộ chắn lửa, cũng như các thiết bị phòng cháy, trong các phòng chứa các phương tiện cơ động.

Tiến hành bảo quản các chất độc đối với sức khoẻ con người cần phải thật thận trọng.Điều đó có liên quan đến các chất độc, các axit, các kiềm và một số các chất khác có tính tác động mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các luật an toàn cho sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp vi sinh rất chú ý đến hoạt động của thiết bị điện kỹ thuật, đến các biện pháp chống cháy, các phương tiện bảo vệ cá nhân, phòng khí.

Lãnh đạo xí nghiệp phải có trách nhiệm trong việc phá vỡ các quy luật an toàn cũng như trách nhiệm hoàn thành các biện pháp đã nêu trong các văn bản.

5.2. Phòng chống cháy nổ

Một phản ứng nổ xảy ra khi hội đủ một số điều kiện xác định.Một hỗn hợp nổ có thể được tạo ra từ các chất khí, lỏng hoặc bụi dễ cháy trong quá trình sản xuất, vận chuyển hoặc tích trữ hàng hóa.Các nơi như thế được gọi là môi trường có thể cháy nổ

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận công ty chế biến mủ cao su phú riềng (Trang 29)