LAI VÀ DÂY LAI
Chương này cung cấp phương pháp tính toán sức căng tĩnh tác động lên dây lai đối với các các tàu khác nhau.
Tính toán lực cản của tàu bị kéo thường là một quá trình lặp đi lặp lại. Bắt đầu với tàu kéo và tàu bị kéo, lực cản thường được tính toán cho một số tốc độ kéo và đảm bảo cho các điều kiện khác nhau của gió và sóng. Các giá trị kết quả sau đó được so sánh với khả năng của các tàu kéo sẵn có.
Tiếp theo là lựa chọn các thiết bị liên kết (Bridles, Chain pendants,etc.), chiều dài dây lai kéo được xem xét, tính toán kiểm tra độ võng của dây kéo, lực cản dây kéo phải được dự đoán.
3.1.Tính toán lực cản, sức căng tĩnh của dây lai khi lai kéo tàu có chân vịt
Phương pháp sau đây tổng hợp lực cản của nước lên thân tàu, lực cản của nước lên chân vịt, lực cản của gió và trạng thái mặt biển tác động lên tàu được lai kéo. Công thức tính và diễn giải cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2 (Phần 2.4.1.2 và Bảng 2.1). Để thuận tiện cho việc tính toán ta lập thành bảng tính Bảng 3-1, chi tiết hơn các bước thực hiện tính toán sẽ được trình bày theo các mục sau đây:
Sử dụng Bảng 3-2 cho mục 4 đến mục 9
Mục 1
Căn cứ vào Bảng 3-2 so sánh tàu được lai kéo xem tương đương với tàu nào nhất đã cho trong bảng.
Mục 2
Lựa chọn tốc độ kéo ( Vtow) đơn vị Knots
Mục 3
Lựa chọn hướng kéo ( độ)
Mục 4
Liệt kê ra lượng dãn nước (∆) đơn vị tấn.
Diện tích mặt đón gió (feet2). Đối với những tàu không có trong bảng 3- 2, tính toán diện tích mặt đón gió căn cứ vào hồ sơ tàu cụ thể. Cần lưu ý tàu ở trạng thái không tải sẽ có diện tích gió lớn hơn.
Mục 6
Hệ số cản của gió (Cw)
Mục 7
Diện tích dự kiến của tất cả các cánh quạt chân vịt (Ap) đơn vị Feet2. Giá trị này dự tính cho chân vịt cố định. Nếu là chân vịt biến bước, giảm giá trị này xuống một nửa. nếu chân vịt đã được gỡ bỏ thì sử dụng giá trị bằng không.
Mục 8
Số hiệu đường cong của lực cản thân tàu
Mục 9
Số hiệu đường cong lực cản do trạng thái mặt biển
Mục 10
Dự kiến tốc độ gió được duy trì sẽ được sử dụng khi tính toán sức căng dây kéo. Các dự tính này phải thận trọng và có sự tính toán trước cho các thay đổi của thời tiết.
Mục 11
Xác định lực Beaufort của gió. Con số này được dựa trên tốc độ gió dự kiến và áp suất của gió hoặc sự quan sát trạng thái mặt biển (Mục 10)
Mục 12
Tốc độ gió tương đối VR (Knots )( nếu không biết , ước tính tốc độ kéo trong điều kiện xấu nhất và cộng với tốc độ gió thực)
Mục 13
Chọn một hệ số (K) tương ứng với hướng gió. Nếu hướng gió tương đối ngược với hướng mũi tàu , sử dụng hệ số 1.0. nếu hướng gió tương đối chếch 15 đến 45 độ so với hướng mũi tàu sử dụng hệ số 1.2. đối với hướng gió tương đối thổi chếch từ 45 đến 90 độ sử dụng hệ số 0.4. Lực cản do gió cao
hơn so với sự di chuyển về phía trước khi gió thổi nhẹ qua phía mũi và thổi thẳng về phía trước, do tàu lớn có diện tích tiếp xúc gió lớn. Gió đổi chiều phía sau lái là lớn hơn, tuy nhiên, ảnh hưởng của gió đến phía trước mũi tàu giảm đi nhanh hơn so với sự gia tăng của diện tích đón gió.
Mục 14
Tính toán lực cản gió (Rw) bằng cách nhân 0.00506 với diện tích mặt đón gió Mục 5 với hệ số cản Mục 6 với bình phương tốc độ gió tương đối Mục