1.Kết quả đạt được
• Đã có sự tăng trưởng trong CVTD, dư nợ tăng qua các năm.
• BIDV Việt Nam đã ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay một số sản phẩm CVTD. Bên cạnh đó, có sự hợp tác tín dụng với một số doanh nghiệp, tổ chức nhằm cung cấp dịch vụ tín dụng cho KH.
• Kiên trì mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, CVTD đã đem lại khoản lợi nhuận không nhỏ cho BIDV. Dư nợ CVTD qua các năm 2011 đến 2013 liên tục tăng qua các năm.
• Cho vay tiêu dùng nâng cao hình ảnh của BIDV trên hệ thống các ngân hàng thương mại và tăng khả năng huy động vốn. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2011 - 2013 luôn nhỏ hơn 0.1% đã cho thấy BIDV đã kiểm soát rủi ro CVTD rất tốt.
• -Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của NH cũng tỏ ra rất hiệu quả. Trước hết, phải kể đến quy trình tín dụng chặt chẽ, rõ ràng mà không quá rườm rà, phức tạp của NH, thời gian thẩm định tương đối nhanh chóng (trong vòng từ 3-5 ngày) đã đáp ứng được nhu cầu của KH. Bên cạnh đó, công tác đánh giá KH được tiến hành một cách khoa học và hiệu quả.
2.Hạn chế và nguyên nhân a.Hạn chế
- Mức CVTD của NH còn thấp.Mỗi khoản cho vay chỉ được cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản (tải sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản đảm bảo khác).
- Sản phẩm CVTD của NH, còn chưa phong phú các sản phẩm như cho vay tín chấp CBCNV, vay du học còn rất hạn chế.
- CVTD của BIDV chưa được mở rộng để phù hợp với định hướng của BIDV trong giai đoạn đến là trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng CVTD có tăng so với các năm trước song nếu so với tỷ trọng CVTD ở các nước phát triển còn khá nhỏ bé.
- Việc cung cấp hồ sơ lại là một khó khăn cho KH nên gây hệ lụy ảnh hưởng đến khâu thẩm định và giải quyết hô sơ của NH không được nhanh chóng.
- Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực làm việc ở các chi nhánh còn rất mỏng, chưa có những phòng chuyên nghiên cứu thị trường về lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, cũng như một số lượng CBTD còn hạn chế.
- Nợ xấu tuy thấp và nằm trong tầm kiểm soát của NH song lại có sự tăng mạnh năm 2013.
- Chưa có một chính sách lãi suất cho vay hoàn hảo.
b.Nguyên nhân
Thứ nhất, Chi nhánh chưa chú trọng đúng mức xây dựng chiến lược phát triển kinh
doanh.
Thứ hai, chính sách tín dụng còn nhiều bất cập
Thứ ba, việc phối hợp giữa các bộ phận chưa tốt, thủ tục luân chuyển giao nhận hồ sơ
chứng từ rườm rà nên việc giải ngân chậm trễ và khiến các khách hàng phàn nàn.
Thứ tư, công tác quản lý, kiểm tra giám sát chưa thực sự sát sao, thường xuyên và
quyết liệt.
Thứ năm, chất lượng thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh chưa cao. Thứ sáu, công tác kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng chưa đảm bảo chất
lượng.
Thứ bảy, năng lực và kinh nhiệm của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế.
* Nguyên nhân khách quan
Một là, môi trường vĩ mô chưa thông thoáng. Môi trường kinh tế, môi trường đầu tư
chưa ổn định.
Hai là, môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chậm
sửa đổi đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Ba là, khách hàng thiếu khả năng quản trị tài chính, thiếu kinh nghiệm quản lý và điều
hành kinh doanh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của NH ĐT&PT Việt NamI.Định hướng chất lượng tín dụng của hệ thống NH ĐT&PT Việt Nam I.Định hướng chất lượng tín dụng của hệ thống NH ĐT&PT Việt Nam
Một số mục tiêu kiểm soát tín dụng đến 2015 như sau:
Mức tăng trưởng tín dụng: tăng trưởng bình quân trong giới hạn <20%.
Tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép của Ngân hàng thương mại theo thông lệ <5%. Cơ cấu tín dụng:
+ Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn <35%
+ Đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế phi nhà nước (bao gồm cả DNNN chuyển đổi) tối thiểu chiếm tỷ trọng 80%/tổng dư nợ.
+ Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ > 50%/tổng dư nợ