Phần mềm dành cho máy tính được thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình Delphi (phiên bản 2010). Giao diện chính của chương trình được mô tả như ở Hình 4.9.
Hình 4.9. Giao diện chính của chương trình.
Người sử dụng có thể bắt đầu một phép đo mới bằng cách chọn nút New (hoặc vào File/New). Sau đó người dùng sẽ lựa chọn phương thức kết nối là COM hoặc USB. Tuy nhiên trong phiên bản này, giao tiếp USB chưa được hỗ trợ nên phần lựa chọn này đang ở trạng thái ẩn.
Tiếp theo, người dùng sẽ lựa chọn tốc độ truyền dữ liệu và địa chỉ cho cổng COM. Giá trị mặc định của phần mềm là 9600 baud và địa chỉ cổng mặc định là COM1, tuy nhiên để phù hợp với tốc độ truyền của board mạch điều khiển thì người dùng cần chuyển lại giá trị tốc độ truyền là 19200 baud. Giá trị của tốc độ truyền cũng như địa chỉ cổng giao tiếp sẽ được thiết lập lại cho hệ thống khi người dùng nhấn nút
Connect.
Người sử dụng sẽ lựa chọn số mẫu cần đo ở trường Sample hoặc thời gian cần thực hiện phép đo ở trường Times (thời gian đo được tính bằng đơn vị giây). Phép đo được bắt đầu khi nút Start được nhấn và kết thúc khi đã đủ số lượng mẫu hoặc thời gian đo. Ngoài ra quá trình đó cũng có thể bị ngừng lại giữa chừng nếu người dùng nhấn nút Stop.
Các giá trị đo được sẽ được lưu tạm vào trong bộ nhớ thông qua biến mảng
sample[ ]. Các giá trị này cũng sẽ được vẽ lên đồ thị f(t) theo thời gian t. Để vẽ đồ thị
các giá trị đo, phần mềm sử dụng một add-on có tên là TeeChart. Đây là một bộ công cụ được phát triển bởi hãng Steema Software, hỗ trợ xây dựng các thành phần đồ thị khi lập trình trên Delphi cũng như nhiều ngôn ngữ khác. Sau khi được tích hợp vào hệ thống, chúng ta có thể tương tác, sử dụng thông qua thành phần TChart. Sau khi vẽ được đầy đủ các giá trị đo lên đồ thị, phần mềm sẽ hỗ trợ một vài thao tác cơ bản trên đồ thị này như Zoom in, Zoom out, Reset zoom, di chuyển đồ thị…
Một số thao tác trên đồ thị được phần mềm hỗ trợ thêm như là sao chép, cắt, dán hình ảnh của đồ thị… sẽ được đưa vào trong phần Chart (hoặc người dùng cũng có thể thao tác trực tiếp trên thanh công cụ).
Để có thể giao tiếp với cổng COM, một thư viện liên kết động được thêm vào trong chương trình để cho phép sử dụng các hàm đọc, ghi dữ liệu, cũng như một số hàm liên quan như hàm thiết lập cổng COM…Thư viện liên kết động được sử dụng là thư viện PORT.DLL. Các hàm liên quan đến thư viện PORT.DLL đã được khai báo cụ thể trong file Portinc.pas.
Đoạn mã chương trình được dùng để thực hiện việc cấu hình cho cổng COM được mô tả như sau
procedure TForm1.connect_butClick(Sender: TObject);
var cong:string; baud:string; begin cong:= COM_name.Text; baud:= baud_speed.Text; OPENCOM(Pchar(cong+ ':'+ baud + ',N,8,1')); end;
Đoạn chương trình sau được dùng để đọc dữ liệu từ cổng COM và lưu vào trong một biến mảng samples[ ]. Giá trị của biến mảng này sẽ được sử dụng để vẽ đồ thị và lưu lại dữ liệu đo thành các file dữ liệu riêng biệt.
procedure TForm1.readClick(Sender: TObject);
var i,num_samp:integer;
samples : Array[1..5000] of double;
series1.Clear; num_samp := strtoint(nos_edit.Text); for i := 1 to num_samp do begin samples[i] := readbyte(); series1.AddY(samples[i],'',clBlue); delay(10); end; end;