Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng LĐ tham gia BHXH (2010-2014)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 57 - 115)

Năm Trợ cấp ốm đau Trợ cấp thai sản Trợ cấp nghỉ

DSPHSK Lượt

người Số tiền ngườiLượt Số tiền

2010 1.222 803 1.957 13.629 1.187 2011 1.403 917 2.621 20.423 1.445 2012 1.533 1.528 3.638 33.170 2.557 2013 2.203 1.870 4.482 48.469 2.841 2014 2.039 1.617 3.980 51.841 2.354 TỔNG 8.400 6.735 16.678 167.532 10.384

Nguồn: BHXH tỉnh Kiên Giang

Nhìn chung:

- BHXH Kiên Giang đã hoạt động vận hành theo quy trình quản lý hiện hành

cho thấy sự ràng buộc và thống nhất một cách chặt chẽ, lôgích giữa BHXH tỉnh, huyện trong quá trình chi trả và thanh quyết toán các chế độ BHXH. Cụ thể:

+ Quy trình chi trả hợp lý, áp dụng linh hoạt các phương thức chi trả phù hợp với điều kiện hiện tại của ngành, của tỉnh và của các đối tượng hưởng trợ cấp

BHXH.

+ Phân cấp chi trả rõ ràng, quy định cụ thể về việc quản lý nguồn kinh phí,

quản lý người hưởng; phân cấp rõ trách nhiệm giữa BHXH tỉnh, huyện trong công tác quản lý chi, cấp phát kịp thời nguồn kinh phí, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng trách nhiệm giữa BHXH tỉnh với Bưu điện tỉnh.

+ Thực hiện chi an toàn, kịp thời đến các đối tượng, góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho các đối tượng, đáp ứng được nguyện vọng của các thành viên trong xã hội.

+ Có sự quan tâm và kiểm tra, giám sát kịp thời của các cấp trong công tác chi trả các chế độ BHXH.

- Công tác chi trả đã đi vào nề nếp và tạo được niềm tin cho các đối tượng

NLĐ và gia đình họ khi gặp rủi ro ốm đau, tạo điều kiện nhanh chóng cho họ phục hồi sức khoẻ tiếp tục tham gia LĐ, đã thể hiện tính trách nhiệm của xã hội trong

việc bảo vệ sức khoẻ của NLĐ khi hưởng chế độ thai sản; chế độ trợ cấp TNLĐ-

BNN đã đảm bảo ổn định cuộc sống và gia đình trong trường hợp gặp tai nạn thông qua việc điều tiết chia sẻ rủi ro giữa những NLĐ cùng tham gia BHXH, nhờ có chế độ này mà hàng trăm LĐ không còn khả năng làm việc vẫn có nguồn sống ổn định thông qua trợ cấp của quỹ BHXH; trong những năm qua, chế độ hưu trí đã làm bảo ổn định cuộc sống của hàng nghìn NLĐ hoặc mất sức LĐ, thông qua đó góp phần ổn định xã hội và công bằng xã hội; chế độ tử tuất góp phần ổn định cuộc sống của thân nhân NLĐ bị chết, đã trợ cấp hàng năm cho hàng trăm thân nhân (con cái và bố mẹ già) của họ.

Sở dĩ đạt được các kết quả trên là do:

- BHXH tỉnh đã có sự phối hợp chỉ đạo quản lý chi từ trung ương đến địa

phương. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh, huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp Uỷ đảng và chính quyền, của các Ban ngành chức năng liên quan

cũng như sự công tác chặt chẽ của các ĐDCT, của đơn vị SDLĐ và của đối tượng

hưởng BHXH.

- Sự phân cấp chi trả các chế độ BHXH từ BHXH tỉnh, huyện đến ĐDCT, đơn

vị SDLĐ rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và phục vụ tốt đối tượng tham gia BHXH.

- Tổ chức chi trả đúng, đủ, kịp thời và đảm bảo thuận lợi cho đốitượng hưởng

các chế độ BHXH. Tuỳ tình hình từng địa phương, theo từng địa bàn để tổ chức chi trả cho phù hợp.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác chi BHXH không ngừng được củng cố và nâng

cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

2.2.4.4. Một số vấn đề còn tồn tại

Sau nhiều năm áp dụng quản lý chi trả các chế độ BHXH theo Luật BHXH, công tác chi trả đã phát huy tác dụng tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của NLĐ; góp phần bảo đảm tốt hơn thu nhập, đời sống cho đối tượng tham

gia khi không may gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN….

Thông qua quá trình chi trả các chế độ BHXH, tôi nhận thấy chế độ hưu trí

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chế độ BHXH bắt buộc ở nước ta hiện nay. Bên

cạnh các kết quả đạt được, thì công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH còn có các

hạn chế, tồn tại phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Tôi có nhữngđánh giá

thực tiễn về hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý cũng như thực hiện chi trả các

chế độ BHXH, ở đây chỉ đánh giá về chế độhưu trí (các chế độ còn lại được chi tiết

tại Phụ lục 02):

a. Công tác quản lý

* Quản lý, chi trả đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng

tháng.

- Quản lý chi trả cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng

chưa được chặt chẽ.

Ở một số địa phương, việc quyết toán kinh phí chi trả thực hiện còn chưa được chặt chẽ, còn mang tính hình thức: chủ yếu căn cứ vào mức trợ cấp, số lượng đối tượng theo danh sách chi trả và số tiền đã được cấp mà không tiến hành kiểm

tra, đối chiếu cụ thể số đối tượng thực hiện đã nhận trợ cấp. Thủ tục chi trả có nơi

còn sơ sài, chưa theo đúng quy định, tình trạng ký thay nhận hộ không có giấy uỷ quyền còn nhiều, cán bộ chi trả ký nhận thay đối tượng còn xảy ra ở nhiều nơi, ở một số nơi việc in danh sách chi trả hàng tháng còn chưa được kiểm tra chặt chẽ, đồng bộ nên còn có đối tượng báo giảm nhưng vẫn có tên trên danh sách chi trả.

- Thời gian và thủ tục để đối tượng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng

tại nơi cư trú chưa thuận tiện, mất nhiều thời gian.Ví dụ:khi phòng Chế độ BHXH

xét duyệt xong, trả hồ sơ và viết giấy giới thiếu để đối tượng đến đăng ký nhận tiền tại BHXH huyện. BHXH huyện tiếp nhận và báo tăng về BHXH tỉnh các đối tượng

hưởng mới để BHXH tỉnh đưa vào danh sách chi trả từ tháng sau.

- Quy trình luân chuyển chứng từ giữa các phòng ở BHXH tỉnh để in danh

Phòng Chế độ BHXH lập các mẫu tăng, điều chỉnh, giảm vừa chưa trả các tháng trước để chuyển phòng CNTT in danh sách chi trả rồi chuyển lại toàn bộ cho

Phòng Chế độ BHXH trình Giám đốc ký duyệt. Sau đó chuyển toàn bộ các mẫu về

phòng KHTC để tổng hợp, in biểu số 2-CBH rồi mới chuyển danh sách cho BHXH

huyện chi trả.

- Việc quy định BHXH tỉnh thực hiện chi trả trực tiếp cho những đối tượng có

trợ cấp lần đầu (nam trên 30 năm, nữ trên 25 tham gia BHXH) là chưa thuận tiện

cho đối tượng do phải đến BHXH tỉnh nơi duyệt hồ sơ để lĩnh tiền trợ cấp lần đầu.

- Về quản lý cắt giảm đối tượng.

+ Công tác quản lý, cắt giảm đối tượng hiện nay ở BHXH các tỉnh, thành phố

đa số là thực hiện tốt so với quy định: Các đối tượng mất sức lao động và tuất

hưởng định xuất cơ bản đang đi học đều được cơ quan BHXH huyện báo trước từ 3

đến 6 tháng để đối tượng nếu còn điều kiện hưởng chuẩn bị hồ sơ. Tuy nhiên, ở một số địa phương hiện nay vẫn còn tình trạng báo giảm chậm đối với các đối tượng chết, vi phạm pháp luật, đối tượng không còn điều kiện hưởng. Lý do: cán bộ quản

lý của cơ quan BHXH hoặc ĐDCT chưa làm hết trách nhiệm được giao hoặc do nể

nang tình làng nghĩa xóm, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước và nguồn Quỹ

BHXH.

+ Một số BHXH huyện thực hiện chưa tốt quản lý, chi trả cho đối tượng,

buông lỏng công tác quản lý, không thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác chi trả tại xã, phường, thị trấn, thực hiện quyết toán kinh phí còn sơ sài, mang tính hình thức, chưa có biện pháp cụ thể để nắm chắc các trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp chết, hết tuổi hưởng.

- Quản lý chi trả cho đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đang

làm việc tại đơn vị SDLĐ.

Theo quy định hiện hành, tất cả các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng

tháng được chi trả tại nơi có hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ chế

thị trường hiện nay, NLĐ có thể đi làm việc ở nhiều nơi khi bản thân họ có đủ điều

thể cách xa nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nếu không may bị TNLĐ-BNN được hưởng trợ cấp hàng tháng thì nơi nhận trợ cấp lại ở nơi có hộ khẩu thường trú nên

rất khó khăn cho đối tượng trong việc nhận trợ cấp đồng thời cơ quan BHXH cũng

khó khăn trong việc theo dõi, quản lý, chi trả cho đối tượng.

* Quản lý, chi trả các chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức.

- Về chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, chi trả các chế độ ngắn hạn (ốm

đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức) hiện nay chưa thống nhất giữa các Ban ở Trung ương và Phòng ở địa phương: Ban Giám định y tế không có chức năng, nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ chi 3 chế độ ngắn hạn nhưng Phòng Giám định chi ở địa phương lại thực hiện nhiệm vụ này và báo cáo về Ban chế độ chính sách. Ban Chế độ chính sách hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, còn Ban chi cũng hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ, tổng hợp và xét duyệt quyết toán chi 3 chế độ.

- Việc để lại 2% kinh phí cho đơn vị SDLĐ chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản,

nghỉ DSPHSK cho NLĐ đã làm cho các đơn vị SDLĐ lúng túng trong quá trình thực hiện. Một số đơn vị có số LĐ ít, không đủ nguồn, nên chi trả cho người hưởng trợ cấp không kịp thời.

- Đối với chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Chi nghỉ dưỡng sức hiện nay ở đa số doanh nghiệp chưa thực hiện theo đúng

bản chất của chế độ này là để phục hồi sức khoẻ cho NLĐsau thời gian làm việc tại

đơn vị mà bị suy giảm sức khoẻ. Chủ yếu hiện nay các đơn vị thực hiện cho NLĐ nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức tại nhà hoặc thanh toán nghỉ dưỡng sức nhưng vẫn đi

làm việc tại cơ quan, chưa tổ chức cho NLĐđi nghỉ dưỡng sức.

* Quản lý, chi trả chế độ hưu trí.

- Tuổi nghỉ hưu bình quân thấp, trong khi tuổi thọ trung bình cao, đây là một

yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng cân đối của quỹ hưu trí và tử tuất.

- Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu cao so với các nước trên thế giới và cao hơn

nhiều so với mức đóng góp, điều này không đảm bảo được nguyên tắc đóng-hưởng

- Xác định mức lương hưu hàng tháng còn bất hợp lý giữa các đối tượng thụ hưởng.

- Việc không cho phép những người có từ đủ 20 năm đóng BHXH được giải

quyết BHXH một lần cũng không phù hợp đối với các trường hợp bị mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y cần nhiều tiền để chữa trị bệnh.

- Tỷ lệ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất theo lộ trình quy định tăng lên,

trong khi đó, mức hưởng BHXH một lần chưa tăng. Quy định này là thiệt thòi cho

NLĐ và chưa đảm bảo được nguyên tắc đóng-hưởng.

- Trong cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để

tính lương hưu, trợ cấp một lần vẫn còn phân biệt giữa NLĐ thuộc khu vực trong và ngoài nhà nước tạo nên sự bất bình đẳng giữa các đối tượng tham gia BHXH.

* Phương thức cấp phát kinh phí, chi trả các chế độ BHXH.

- Trong công tác chi BHXH hiện nay, lương tiền mặt cấp phát để chi trả với

khối lượng lớn (bình quân mỗi tháng trên 32 tỷ đồng). Phương thức cấp phát hiện

này chủ yếu BHXH tỉnh cấp phát cho BHXH huyện và BHXH huyện cấp phát cho

ĐDCT qua hệ thống ngân hàng huyện, sau đó ĐDCT đến nhận tiền về giao cho

nhân viên để chi trả bằng tiền mặt cho đối tượng. Trong khi đó phương tiện vận

chuyển tiền mặt của người thực hiện chi trả hiện nay còn thô sơ (chủ yếu là xe gắn

máy), phương tiện bảo quản tiền mặt tiền mặt hiện nay chưa có mà tuỳ từng người

khi nhận tiền và chi trả họ đựng bằng bao tải, túi xách…. Với phương thức cấp phát

bằng tiền mặt và phương tiện vận chuyển và bảo quản tiền mặt như hiện nay là chưa

đảm bảo an toàn, nhất là ở những huyện vùng sâu, vùng xa, có điều kiện đi lại khó

khăn.

- Về phương thức chi trả hiện nay ở các địa phương tuỳ thuộc vào tình hình cụ

thể mà áp dụng phương thức chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc chi thông qua tài khoản ATM. Tuy rằng cho đến nay công tác chi trả chưa có thất thoát và mất mát lớn nhưng xét về độ an toàn thì phương thức chi trả trực tiếp và gián tiếp độ an toàn chưa cao và khối lượng công việc dồn hết vào những ngày đầu tháng, đòi hỏi một

lượng tiền mặt rất lớn trong khâu lưu thông và cần một số lượng người tương đối để

phục vụ công tácchi trả.

b. Về mẫu biểu quản lý:Quy định hiện hành quá nhiều mẫu biểu quản lý dẫn đến mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc thực hiện công tác quản lý chi BHXH. Trong đó vẫn còn một số mẫu biểu chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và không cần thiết.

c. Phối hợp quản lý: Sự phối kết hợp với các ngành trong việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH tuy đã có nhưng chưa mạnh, chưa thường xuyên, chưa có những giải pháp cụ thể đồng nhất. Cấp uỷ chính quyền địa phương chưa có các giải pháp xử lý những tồn đọng, vi phạm trong việc thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ và các đối tượng hưởng và tham gia BHXH cũng như vi phạm của chính những người được hưởng nên chưa thật sự mang lại hiệu quả, chưa góp phần tích cực trong việc thực hiện công tác chi trả trên địa bàn tỉnh.

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Luật BHXH chưa thực sự sâu sát với thực tế xã hội. Nhận thức của một bộ

phậnNLĐ và nhân dân còn hạn chế.

+ Địa hình tỉnh Kiên Giang rộng,địa bàn phức tạp với nhiều huyện đảo, vùng

sâu, vùng xa, giáp biên giới nên ảnh hưởng tới công tác chi trả, hoạt động chi và quản lý chi. Đó cũng là một nguyên nhân gây khó khăn trong việc quản lý số đối tượng và việc chi trả cho đối tượng.

+ Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu nhiều lần cũng gây không ít khó khăn

vì phải điều chỉnh mức chi trả cho hợp lý.

+ Quy chế quản lý tài chính đối với BHXH thường xuyên thay đổi do vậy việc áp dụng vào quản lý chi là rất khó khăn.

+ Các cơ quan quản lý ở Trung ương còn chậm cũng như chưa kịp thời trong

việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chi trả các chế độ BHXH để các

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý BHXH và nghiệp vụ của

viên chứclàm công tác chi trả còn thiếu và chưa cao. Số viên chức làm công tác chi

trả trợ cấp còn quá mỏngvà chưa đồng bộ.

+ Việc chi trả một số chế độ còn phức tạp và chưa đồng bộ ở các cấp, các

ngành, như chế độ hưu trí cần phải mất nhiều thời gian để xét duyệt, kiểm tra hồ sơ

hay chế độ TNLĐ-BNN, mất sức LĐ thì lại mất nhiều thời gian giám định, khám

sức khoẻ để xác định NLĐ mắc bệnh gì hay TNLĐ ở mức độ nào để tiến hành trợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 57 - 115)