GIAO THÔNG VẬN TẢ
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢ
3.2.1. Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho phù hợp với chủ trương đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Cần phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách đồng bộ hơn nhằm phát triển bền vững giao thông vận tải, bao gồm các chính sách sử dụng đất đai, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông vận tải công cộng. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi dành riêng cho lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông vận tải nói riêng để khuyến khích và thu hút khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực này như ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, ưu đãi cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
3.2.2. Xúc tiến việc tìm kiếm các nguồn vốn và phương thức huy động vốn để bổ sung và hỗ trợ cho vốn ngân sách
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải luôn là nhu cầu cấp thiết và là điều kiện cần đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhưng nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là Ngân sách nhà nước vẫn còn hạn chế. Do vậy, cần huy động các nguồn vốn một cách kịp thời để đảm bảo đủ vốn cho các dự án quan trọng đồng thời bổ sung cho các dự án khác, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng tiến độ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đầu tư để huy động vốn: + Đầu tư, khai thác và chuyển giao (BOT).
+ Đầu tư và chuyển giao. + Đầu tư và thu phí hoàn trả.
Ngoài phương thức trên, nhà nước có thể vay vốn thông qua phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu Chính phủ. Đây là hình thức góp vốn gián tiếp của tư nhân và nước ngoài. Muốn huy động vốn bằng hình thức này thì lãi suất trái phiếu phải hấp dẫn người mua nhưng không gây gánh nặng nợ cho ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới cần phát hành nhiều loại trái phiếu với kỳ hạn khác nhau, lãi suất khác nhau, và kèm thêm những ưu đãi cần thiết hướng tới nhiều đối tượng có vốn nhàn dỗi và những nhà đầu tư tài chính. Bên cạnh đó, cần phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người có thể nắm bắt được ưu điểm của việc mua trái phiếu.
Nguồn vốn ODA có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Các dự án ODA đòi hỏi bên tiếp nhận phải có vốn đối ứng, có thể là tiền,
quyền sử dụng đất, lao động... Tiến độ giải ngân ODA nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự kịp thời của vốn đối ứng, năng lực hấp thụ của bên tiếp nhận và năng lực quản lý của đơn vị thực hiện. Vì vậy muốn huy động cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này cần phải nhanh chóng bố trí vốn đối ứng cho dự án, tăng cường công tác quản lý dự án, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn cho khối lượng công việc đã hoàn thành.
Trong những năm tới cần phải tìm kiếm nhiều hình thức huy động vốn từ tư nhân, các tổ chức trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông vận tải ngày càng cao. Một số hình thức có thể áp dụng là: đổi đất lấy công trình, đầu tư theo phong trào (có nghĩa là nhân dân đóng góp công sức, nguyên vật liệu, tiền bạc để xây dựng đường làng, đường xóm, đường thôn xã hay xây dựng ngõ xóm văn minh...).
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, quy hoạch
Quy hoạch và kế hoạch có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào hạ tầng giao thông vận tải. Về nguyên tắc thì công tác lập quy hoạch phải đi trước một bước tuy nhiên công tác quy hoạch của nước ta còn nhiều hạn chế, không rõ ràng, cụ thể khiến cho hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Quy hoạch phát triển của nước ta chưa được xây dựng kịp thời dẫn đến việc triển khai kế hoạch còn lúng túng, bị động. Do đó, để nâng cao được chất lượng công tác lập kế hoạch,quy hoạch thì trong thời gian tới cần có những giải pháp như:
- Đầu tư hợp lý cho hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho công tác lập quy hoạch.
- Tiến hành thu thập thông tin một cách chính sách để phục vụ cho công tác quy hoạch nhằm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường và của nền kinh tế.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ của đội ngũ lập quy hoạch bằng các biện pháp như mở các lớp đào tạo, cử đi tu nghiệp ở các nước có trình độ phát triển cao. Cần phải có đội ngũ đủ kinh nghiệm, trình độ năng lực cao, và có tầm nhìn xa thì công tác lập tác lập quy hoạch, kế hoạch mới có thể đạt được chất lượng cần thiết. Trong trường hợp thiếu vốn, có thể tiến hành đầu tư từng phần, sửa chữa lớn hoặc tăng cường công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng để kéo dài thời gian sử dụng chờ thời cơ đầu tư khi có nguồn lực đảm bảo. Cũng có thể huy động các nguồn vốn trong dân cư hoặc vốn nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu công trình, kêu gọi viện trợ.
- Trong quá trình lập quy hoạch cần cân đối nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ với khả năng cung ứng vốn. Việc lập quy hoạch cần phải bám sát với tình hình thực tiễn của các nguồn vốn tránh tình trạng đã lập xong quy hoạch nhưng không có vốn để thực hiện, vì vậy quy hoạch, kế hoạch trước hết cần tập trung vào các dự án cấp bách trước.
- Trong quá trình lập kế hoạch cần tính đến các yếu tố ảnh hưởng, rủi ro hay xảy ra như giá nguyên vật liêu, sắt, thép, xi măng… tăng cao làm tăng chi phí đầu tư, hay do các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên làm hỏng công trình và phải có chi phí để sửa chữa… tránh ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các công trình.
3.2.4. Giải pháp về quản lý hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong nền kinh tế thị trường cần phải luôn luôn đổi mới và phát huy tính tự chủ sáng tạo ở các cấp, các ngành, các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Trước tiên cần phải thay đổi về mặt tổ chức từ cấp cao nhất, tiếp theo là phương thức chịu trách nhiệm cần phân tách rõ trong từng khâu. Đẩy mạnh sự phân cấp, gắn trách nhiệm của các cấp khi thực hiện dự án, nhưng cần có hành lang pháp lý hợp lý hơn. Quá trình quản lý hoạt động đầu tư này cần phải thực hiện đồng bộ ở nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước.
Cần nghiên cứu và đề xuất cơ chế để tiến tới hoàn toàn tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh trong tất cả các khâu quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và phân cấp quản lý giữa bộ trưởng, các cục quản lý chuyên ngành (cục hàng hải, cục đường bộ...), các ban quản lý dự án trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Tiến tới sẽ chuyển các ban quản lý dự án thành mô hình doanh nghiệp chuyên quản lý các dự án, có nghĩa là chủ đầu tư có thể thuê các doanh nghiệp này để điều hành, quản lý dự án. Vấn đề là trong quá trình chuyển đổi này không được tạo ra sự xáo trộn hay trì trệ đối với tiến độ công việc hiện nay. Cần thiết phải xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn làm chủ đầu tư, ban quản lý dự án kèm theo chức năng và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh công việc.
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Đây là công tác đặc biệt quan trọng và có tác dụng trực tiếp trong việc thất thoát, lãng phí từ các công trình giao thông. Việc sử dụng tiết kiêm, đúng mức mục đích vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như chất lượng công trình là một tiêu chí quan trọng biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn. Một công trình nếu như xây dựng không đảm bảo chất lượng sẽ phải phá đi làm lại hay chi phí sửa chữa nó sẽ là rất
lớn dẫn đến lãng phí vốn nghiêm trọng nên để đảm bảo chất lượng công trình và thực hiện đúng tiến độ của dự án thì công trình phải được tham gia giám sát chất lượng, đánh giá, thanh tra và kiểm tra thường xuyên.
Việc kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tư đúng mục đích, đúng khối lượng hoàn thành sẽ góp phần tránh thất thoát lãng phí và cần phải có những giải pháp cụ thể như:
- Thực hiện kiểm toán công trình giao thông đường, nâng cao vai trò và tác dụng của công tác kiểm toán đối với quyết toán chính xác công trình giao thông.
- Tổ chức theo dõi thường xuyên việc theo dõi, nắm tình hình các dự án đầu tư công trình giao thông cũng như tình hình đầu tư xây dựng của các bộ, ngành, địa phương trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải.
- Tiến hành rà soát, kiểm tra lại danh mục đầu tư ở tất cả các bộ, ngành, địa phương đảm bảo các dự án có hiệu quả, nếu dự án đầu tư không còn khả thi nữa thì có thể loại bỏ tránh lãng phí vốn đầu tư.
- Đổi mới khâu hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát theo hướng vừa chủ động vừa linh hoạt, tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm trước, trong và sau khi thực hiện dự án. Lập kế hoạch hàng năm thanh tra vào các dự án trọng điểm để đảm bảo mục tiêu phát triển chung nhưng cũng không quên tiến hành thanh tra đột xuất các dự án nhỏ nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư được thực hiện đúng dự án, đúng kế hoạch.
- Sau khi tiến hành thanh tra cần phải đưa ra được những kết luận và kiến nghị thanh tra chính xác, chặt chẽ, rõ ràng tránh tình trạng nể nang, tham nhũng vốn đầu tư. Làm tốt công tác này có thể đưa ra được những quyết định và những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao chất lượng công trình.
3.2.6. Hoàn thiện cơ chế đấu thầu và tăng cường quản lý công tác đấu thầu
Trong thời gian qua, công tác đấu thầu đã bộc lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của dự án do quy chế đấu thầu chưa hoàn thiện và thiếu thông tin vì vậy các nhà quản lý cần hoàn thiện cơ chế đấu thầu để chấm dứt tình trạng trên, phát huy tối đa hiệu quả của vốn đầu tư.
Để đảm bảo tính công khai minh trong công tác đấu thầu thì bộ giao thông, bộ kế hoạch và bộ tài chính cần lập kế hoạch đầu thầu dự án rộng rãi dưới hình thức cạnh tranh rộng rãi để có thể lựa chọn được các nhà thầu phù hợp đảm bảo chất lượng và
tiến độ của dự án, không nên chia công trình ra làm nhiều gói thầu quá nhỏ để tránh tình trạng lãng phí, không đảm bảo tính tổng thể hơn nữa gói thầu quá nhỏ sẽ không khuyến khích được các nhà thầu tham gia đấu thầu, gây khó khăn cho quản lý.
Quản lý đấu thầu phải thực hiện xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức đầu thầu, đánh giá sơ bộ dự thầu, lựa chọn nhà thầu, kí kết hợp đồng. Tránh trường hợp nhà thầu trúng thầu có tên trong hợp đồng nhưng khi thực hiện gói thầu lại là nhà thầu khác. Nghiêm minh xử lý các trường hợp móc nối với nhà quản lý để làm thất thoát vốn.
Cần công khai hoá công tác đấu thầu bằng cách thông tin đấu thầu trên các tờ báo có uy tín, trên mạng Internet để nhà thầu có thể tiện theo dõi, đánh giá hoạt động của ban quản lý dự án, hơn nữa đưa đầy đủ thông tin về dự án để các nhà thầu có những phương án dự thầu hợp lý tránh tình trạng đưa ra những phương án thiếu khả thi khó thực hiện.
3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải nói riêng thì cần phải có sự chuẩn bị tốt nguồn nhân lực. Vì vậy cần phải có những giải pháp để nhằm nâng cao cả số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực.
Trước tiên cần xây dựng những chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thực hiện trong hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cần phải xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách khoa học kỹ thuật đến đội ngũ công nhân… và đặc biệt chú tâm vào kỹ năng xây dựng, đánh giá quản lý dự án, nâng cấp năng lực tiếp nhận và đánh giá thông tin.
Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá phương thức và cách thức đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện dự án. Mở rộng hợp tác với nước ngoài đặc biệt là các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và đầu tư. Mời chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ, tổ chức hội thảo thường xuyên giữa các đơn vị để có thể nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích hình thức đào tạo tự túc kết hợp giữa các nhân với nhà nước về kinh phí đào tạo,khuyến khích cán bộ có nguyện vọng đi học…
Tăng cường đạo tạo về luật pháp, chính sách sử dụng vốn, quản lý đầu tư xây dựng, quy trình thanh toán vốn dự án, kiến thức tin học để thuận tiện cho công tác thu thập và xử lý thông tin, cách thức nâng cao khả năng huy động vốn…
Thực hiện chế độ tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, kiểm tra chặt chẽ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo. Thi tuyển thường xuyên để có thể sàng lọc và thay thế những cán bộ không đủ năng lực, tìm thêm những nguồn nhân lực mới, chú trọng đào tạo cán bộ giỏi và là chuyên gia cho ngành.
Có những chính sách thưởng phạt một cách hợp lý để khuyến khích người lao động và đội ngũ cán bộ làm việc hiệu quả, có những chính sách khuyến khích đối với những cán bộ làm việc ở các vùng sâu vùng xa, làm việc trong môi trường nặng nhọc.
KẾT LUẬN
Đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phát triển tốt, đồng bộ là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của đất nước do vậy trong quá trình phát triển của bất cứ quốc
gia nào giao thông vận tải luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt và ở Việt Nam cũng vậy hàng năm vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải luôn có được sự quan tâm đặc biệt và thường được quan tâm trước một bước. Đó là điều kiện cần thiết tạo động lực cho sự tăng trưởng nhanh của hạ tầng giao thông vận tải cũng như tạo ra bàn đạp lớn cho sự phát triển chung của đất nước. Trong khó khăn, thuận lợi chung ngành giao thông vận tải đã đạt được Đảng và Nhà nước quan tâm, ưu tiên đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Cùng với những thành quả của hoạt động đầu tư góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, còn nhiều hạn chế như: mất cân đối giữa nhu cầu đầu tư và khả năng nguồn vốn, cơ cấu vốn mất cân đối, thất thoát lãng phí