NHẬN ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NĂM 2013: 40

Một phần của tài liệu Nhập siêu việt nam thực trạng – nguyên nhân – giải pháp (Trang 48)

4Theo Thứ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp và khó lường, , trong nước thì tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, nợ xấu và hàng tồn kho tiếp tục được cho là hai điểm nghẽn cần tập trung giải quyết của nền kinh tế trong năm 2013. Điều này tác động không nhỏ đến tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ để thúc đẩy xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được Quốc hội thông qua như sau:

41

Một là, đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các giải pháp phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa theo Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020, dự báo đến năm 2030.

Hai là, đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thị trường, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp tục có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường, cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động đối phó, ngăn chặn; chú trọng phát triển thị trường trong nước.

Ba là, tiếp tục tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành tập trung triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy nhanh tiến độ thực thi đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng để kịp thời nắm bắt tình hình và phối hợp với các Bộ ngành liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu.

4. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHẬP SIÊU: 4.1. Các chính sách dài hạn:

Đối với Việt Nam, giải bài toán nhập siêu hiện nay là phải giải quyết được mối tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu sao cho hạn chế nhập khẩu nhưng không gây trở ngại cho xuất khẩu, đồng thời các biện pháp hạn chế phải phù hợp với những thông lệ buôn bán quốc tế theo quy định của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO và những thỏa thuận song phương.

Từ kinh nghiệm của các nước và thực tế của Việt Nam ,các chính sách chung để hạn chế nhập siêu trong dài hạn của Việt Nam nên hướng tới là :

4.1.1. Chính sách thương mại:

Tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và phát triển các ngành sản xuất trong nước. Chính sách đồng nội tệ yếu và thúc đẩy xuất khẩu là một trong những biện pháp trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế .

Chính Phủ ưu tiên, khuyến khích, củng cố và phát triển chính sách đẩy mạnh sản xuất và tăng cường hỗ trợ các doanh nhiệp nhỏ và vừa .Sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, từng bứớc nới lỏng các hạn chế về tài chính, liên tục giảm lãi

42

suất tiền vay. Duy trì tới mức tối đa giá các dịch vụ cơ bản như điện, nước, nhiên liệu. Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ trong việc chống trốn thuế.

Các vấn đề tiếp theo là giải quyết vấn đề năng lượng và giá cả. Giữ vững được thặng dư tài chính và cân bằng ngoại thương. Giải quyết tốt được vấn đề nợ đối với nước ngoài, cân bằng được cán cân thanh toán và điều chỉnh tăng số dư tài chính.

Phát động một chiến dịch để thúc đẩy phát triển các mặt hàng xuất khẩu có tên tuổi của VN trên nhiều thị trường các nước .Bộ ngoại giao, ngoại thương, các Phòng thương mại mặt hàng tổ chức nhiều đợt, chiến dịch quảng cáo, triển lãm, hội chợ quốc tế, các cuộc hội đàm thương mại quốc tế, hội nghị, hội thảo… để xúc tiến thương mại va trao đổi thông tin với khách hàng trên toàn thế giới.

Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để tránh hiện tượng gian lận thuế đối với hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc đối với những sản phẩm không được hưởng ưu đãi thương mại xuất xứ từ Trung quốc và các khác với mục đích ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu từ các nước này. Theo đánh giá chung của các nhà nhập khẩu, với những quyết định nêu trên, Chính phủ thực sự đã tạo ra rào cản trên danh nghĩa chống đảo giá, kiểm soát chặt chẽ bán phá giá. Nhưng mục đích chính là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng thuộc các nhóm đã nêu trên để bảo hộ sản xuất trong nước vì đây là những lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm trên diện rộng, nó mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là kinh tế vì các biện pháp trên sẽ đánh mạnh vào giới tiêu dùng làm cho họ không còn quyền lựa chọn và tạo đà để các nhà sản xuất ép giá đối với người tiêu dùng. Trong hàng loạt các biện pháp nhằm kìm hãm việc nhập khẩu, đặc biệt là các hàng hóa xuất xứ từ Trung quốc để bảo vệ nền công nghiệp trong nước, có cơ nguy hại cho nền kinh tế trong nước và sức khỏe của nhân dân, các mặt hàng trong các lĩnh vực nhạy cảm, cũng như đòi hỏi nâng cao các yêu cầu về chất lượng và độ an toàn của các mặt hàng nhập khẩu. Nhấn mạnh phải bảo vệ các nguồn đầu tư, bảo vệ sản xuất trong nước để tiếp tục tăng trưởng kinh tế.

4.1.2. Về chính sách đối ngoại:

Ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng, tích cực ủng hộ chính sách liên kết khu vực, chú trọng trong quan hệ kinh tế với EU, Mỹ, các nước lớn, củng cố và tăng cường phát triển kinh tế và buôn bán với Trung Quốc và Nhật Bản

4.1.3. Chính sách đầu tư:

Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào mọi lĩnh vực kinh tế của đất nước, đặc biệt là vào lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực sản xuất, thay thế việc nhập khẩu ở nước ngoài mà có thể gây nên hiện tượng nhập siêu. Ví dụ: kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất, lắp ráp các bộ phận ô tô , thay thế việc nhập khẩu các bộ phận

43

này . Ngoài ra tăng cường xuất khẩu lúa gạo, các hàng nông sản và các mặt hàng có thế mạnh của mình sang các nước khác để giảm bớt hiện tượng nhập siêu.

4.1.4. Chính sách tài chính:

• Khôi phục việc quản lý ngoại hối, buộc các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ trong nước và hạn chế việc vốn bị tuồn ra nước ngoài.

• Quản lý thuế xuất nhập khẩu, góp phần tạo ra cân đối ngân sách , • Chính sách tiền tệ linh hoạt,

• Chính sách hối đoái thông qua sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương, • Giữ vững giá cả các mặt hàng quan trọng của nền kinh tế, đúng với

những chi phí sản xuất (xí nghiệp) của chúng và trong mối tương quan với mức lương thực tế.

4.2. Giải pháp dài hạn:

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cân bằng cán cân thanh toán được coi là giải pháp chủ yếu, lâu dài để hạn chế nhập siêu. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng nhập khẩu, ưu tiên và tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến từ các thị trường công nghệ nguồn hướng vào phục vụ các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu thực sự về lâu dài là biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng xuất khẩu và giảm nhập siêu.

Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ thay thế hàng nhập khẩu.

Căn cứ tình hình nhập khẩu giai đoạn vừa qua, nhu cầu trong thời gian tới và khả năng sản xuất trong nước, các nhóm hàng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu giai đoạn tới sẽ là: dầu khí và sản phẩm hóa dầu; sản phẩm thép, sản phẩm cơ khí chế tạo và các nguyên phụ liệu cho công nghiệp chế biến.

Nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa Việt Nam là biện pháp cơ bản, bền vững để đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu. Để làm được điều này rất cần xây dựng chiến lược phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên lợi thế cạnh tranh để trong một thời gian nhất định tạo ra được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, chiếm vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Có thể bước đầu là phát triển những ngành kinh tế cần sử dụng nhiều lao động, sau đó từng bước xây dựng, phát

44

triển những ngành kinh tế dựa trên công nghệ cao và tri thức. Cần tái cơ cấu lại nền kinh tế như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất, hết sức thận trọng trong việc lựa chọn các dự án đầu tư, nhất là đầu tư vào những ngành kém hiệu quả. Trước mắt, rà soát lại các ngành tập trung nhiều vốn thuộc các doanh nghiệp nhà nước. Tìm cách dịch chuyển đầu tư sang những ngành sản xuất các sản phẩm chủ lực, có giá trị gia tăng cao để xuất khẩu. Đồng thời, không nên quá bảo hộ cho sản xuất phục vụ thị trường trong nước để tránh tình trạng thiên lệch gây bất lợi cho xuất khẩu, thậm chí còn kích thích nhập khẩu nhiều hơn, như bảo hộ bằng cách đánh thuế cao ô-tô nhập khẩu, thì các doanh nghiệp lắp ráp ô-tô sẽ được lợi, trong lúc họ nhập phần lớn linh kiện từ bên ngoài. Hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ trên cơ sở khai thác những lợi thế của đất nước và đặt trong yêu cầu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của mỗi ngành hàng. Trên cơ sở này, thực thi các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp phụ trợ.

4.2.1. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp, các rào cản kỹ thuật.

Sớm hoàn thiện hoặc ban hành mới các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường nói chung cũng như đối với hàng hóa nhập khẩu, trước mắt là những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để làm căn cứ cho việc ký kết hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp và kiểm tra của cơ quan hải quan.

Cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại ngay trên thị trường trong nước để quảng bá hàng hóa sản xuất trong nước đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất, đa dạng hóa phương thức tuyên truyền giáo dục “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Xây dựng các tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, xem xét những quy định, tiêu chuẩn chưa phù hợp để điều chỉnh kịp thời, bổ sung các hàng hóa và danh mục kiểm tra chất lượng; đồng thời đẩy nhanh tiến độ hài hòa tiêu chuẩn Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực để hạn chế nhập khẩu hàng hóa chất lượng không tốt. Theo hướng này chúng ta hiện mới có quy định về “các biện pháp quản lý chất lượng với hàng hóa cần tăng cường quản lý nhà nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường” theo Thông tư số 19/2009/BKHCN ban hành ngày 30-6-2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là một cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành có giải pháp quản lý thích hợp đối với các mặt hàng nhập khẩu.

45

4.2.2. Điều tiết tỉ giá hối đoái, lạm phát

Tỉ giá hối đoái có tác dụng hai mặt tích cực hoặc hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu. Trường hợp mất giá đồng Việt Nam so với ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhưng lại ảnh hưởng xấu đến việc thu hút vốn nước ngoài. Do đó, phải điều tiết tỉ giá hợp lý để vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.

Mặt khác, các biện pháp hỗ trợ như nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu cần được quan tâm thực hiện đồng bộ, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của bạn hàng để xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông qua tăng tỉ giá.

Từ kinh nghiệm của nước ngoài, chúng ta cũng nên chú ý tới biện pháp điều hành tỷ giá linh hoạt theo hướng hỗ trợ xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu. Và, nhằm tránh tác động bất lợi của tỷ giá đối với xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cần giảm sự phụ thuộc vào việc thanh toán bằng đồng USD bằng cách đa dạng hóa các loại tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Đảm bảo vừa hạn chế được nhập siêu ,vừa kiềm chế được lạm phát, không quá chú tâm vào hạn chế nhập siêu mà đẩy tình trạng lạm phát lên cao.

Chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước.

Trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong sản xuất dùng hàng nhập khẩu cần thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch, có đề án khả thi sát với yêu cầu, tiêu chuẩn và định mức, đi đôi với việc giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện.

Việc sử dụng hợp lý vật tư, tài nguyên trong nước cũng cần được tăng cường để giảm nhập siêu.

Phát triển xuất khẩu dịch vụ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên thị trường trong nước, trước hết là các dịch vụ logistics (chuỗi các hoạt động thương mại từ vận tải, kho bãi, thủ tục xuất nhập cảng, phân phối, lưu thông hàng hóa, vận tải đa phương thức, tài chính, ngân hàng... nhằm vừa hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, vừa góp phần bù đắp cán cân thương mại.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp nhà nước, chú trọng các hoạt động ngoại giao kinh tế để đạt được những thỏa thuận song phương về cán cân thương mại, trước hết ở những thị trường đang nhập siêu cao.

46

Để quản lý nhập khẩu có hiệu quả cần rà soát lại danh mục các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt kiềm chế tốc độ gia tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ như ô-tô, xe máy, rượu... theo hướng hạn chế quyền tiếp cận ngoại tệ, nâng thuế suất nhập khẩu tới trần trong khung thuế nhập khẩu đã cam kết (đối với những sản phẩm trong nước đã sản xuất được)...

Có thực tế là khi chúng ta xuất khẩu càng nhiều nhập khẩu càng tăng lên. Vậy các ngành công nghiệp phụ trợ cũng cần được khuyến khích phát triển để hạn chế bớt nhập khẩu. Chính phủ cần ban hành nghị định về quy hoạch, phát triển công nghiệp phụ trợ để chủ động về nguyên phụ liệu

Đây là vấn đề mấu chốt, tức là phải làm ra linh kiện của mình nhưng phải nhớ là chúng ta không thể làm tất cả. Làm linh kiện phải xem qui mô thị trường, thị trường lớn mới có điều kiện mở rộng qui mô, chuyên môn hóa triệt để, nâng cao năng suất. Qui mô thị trường Việt Nam nhỏ cho nên chúng ta phải lựa chọn, không nên có tư tưởng cái gì cũng làm hết mà phải tìm được linh kiện, phụ kiện sản xuất có hiệu quả. Trên thực tế có tập đoàn quốc tế chuyên về năng lượng rất muốn nhập khẩu phụ kiện

linh kiện của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chúng ta không đáp ứng được sẽ rất dễ

bị mất thị phần.

Triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, chỉ đạo doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường xử lý hàng nhập lậu qua biên giới .Thực hiện xuất khẩu theo giá

Một phần của tài liệu Nhập siêu việt nam thực trạng – nguyên nhân – giải pháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)