Ngoài khơi Khách

Một phần của tài liệu Chính sách dầu tư vào Việt Nam của Malaysia và định hướng giải pháp cho Việt Nam đến năm 2020 (Trang 25 - 30)

- Dầu khí: 13,95% - Khu chế xuất: 8,55% - Xây dựng: 5,42% - Ngân hàng: 1,59% - Viễn thông: 0,82%

Một số dự án có vốn đầu tư lớn của Malaysia tại Việt Nam tính đến 31/12/2001

Tên dự án Lĩnh vực đầu tư Vốn đầu tư (triệu USD)

Địa bàn đầu tư

Cảng quốc tế

Vũng Tàu BOT 191,1 Vũng TàuBà Rịa - Ô tô Nissan Sản xuất ô tô và phụ tùng

110 Đà NẵngE - HSIN Việt Nam Sản xuất dây điện, dây E - HSIN Việt Nam Sản xuất dây điện, dây

tráng men 93,6

Đồng Nai

Việt Nam - Malaysia

Ltd Khách sạn 79 Hà Nội

Nhựa và Hoá chất

Phú Mỹ PVC 70 Bà Rịa - Vũng Tàu Đầu tư và Phát triển

Du lịch Hạ Long

Khách sạn 5 sao

68

Quảng Ninh

Petronas Carigaliover Dầu khí

65 Ngoài khơiKhách Khách sạnGrandImperialSaigon Khách sạn 58,6 TP. Hồ Chí Minh

Khai thác dầu khí Dầu khí 45 Ngoài khơi

Bột mỳ Vinaflour Bột mỳ 39 Quảng Ninh

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư 2.2.2.1 Qui mô đầu tư:

Từ vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng qui mô đầu tư của các nước vào Việt Nam năm 1995, Malaysia chuyển xuống vị trí thứ 12 vào năm 2001 như đã nêu trên. Qui mô trung bình mỗi dự án có vốn đầu tư từ Malaysia giai đoạn này là 5,37 triệu USD, giảm 3 lần so với giai đoạn trước năm 1995 (17,2 triệu USD/1 dự án).

Các dự án đầu tư của Malaysia tại Việt Nam được cấp mới giấy phép giai đoạn 1995 - 2001:

(Đơn vị tính: triệu USD)

Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 10 12 7 5 8 17 13 143,43 88,1 76,34 16,3 21,59 32,93 8,38 Tổng 72 387,07

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có sự biến động thất thường về qui mô đầu tư giữa các năm. Năm 1995 tổng vốn đầu tư đạt 143,43 triệu USD nhưng sang năm 1996 chỉ còn 88,1 triệu USD, giảm 60% và tiếp tục giảm trong 2 năm tiếp theo. Đến cuối năm 1998 tổng vốn đầu tư mới chỉ có 16,3 triệu USD. Trong hai năm này, có tới 8 dự án bị rút giấy phép do không triển khai và phía Malaysia không góp đủ tỉ lệ vốn qui định đồng thời có 5 dự án cũ phải ngừng hoạt động hoặc xin giải thể do kinh doanh không có hiệu quả. Hàng nghìn lao động Malaysia và Việt Nam bị thất nghiệp.

Tình hình được cải thiện vào năm 1999 và năm 2000 số dự án cũng như tổng vốn đầu tư đã tăng, tuy nhiên, tỉ trọng vốn cho mỗi dự án lại khá thấp, trung bình chỉ có 1,374 triệu USD/1 dự án đồng thời tốc độ triển khai còn chậm. Và

nguồn đầu tư này lại suy giảm mạnh vào năm 2001. Số dự án giảm 23%, tổng vốn đầu tư giảm 75%.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có dấu hiệu phục hồi dòng vốn đầu tư này trong năm 2002 mặc dù chính sách hiện nay của Chính phủ Malaysia vẫn là ưu tiên phục hồi kinh tế trong nước. Tính đến tháng 10 năm 2002 có 18 dự án đã được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 73,74 triệu USD. Tuy nhiên còn quá sớm khi kết luận về hiệu quả của những dự án này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2 Cơ cấu đầu tư:

Cơ cấu đầu tư của Malaysia vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2001

STT Tỉnh, thành phố Số dự án Tổng vốn đầu tư 1 2 3 4 5 6 7 8 Bình Dương TP Hồ Chí Minh Đồng Nai Hà Nội Tây Ninh Bà Rịa - Vũng Tàu Đà Nẵng Các tỉnh thành còn lại 20 13 12 8 5 4 2 8 85,95 56,15 96,75 44,94 10,66 81,23 5,2 6,19

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các dự án đầu tư của Malaysia tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm có cơ sở hạ tầng tốt và nguồn lao động dồi dào như tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, thành phố Hà Nội.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Trên cơ sở nghiên cứu, so sánh chính sách đầu tư của Malaysia ở trên, có thể rút ra một số định hướng và giải pháp cho Việt Nam như sau:

Một là, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư qua từng giai đoạn: Chính sách đầu tư cần phải được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một cách kịp thời qua từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm ứng phó và thích ứng với những biến động tích cực, tiêu cực bên trong và bên ngoài của đất nước, để hướng tới việc đạt được mục tiêu và định hướng phát triển đề ra trong tương lai.

Hai là, cơ chế cấp phép đầu tư, cấp ưu đãi đầu tư rõ ràng, minh bạch: Việc cấp đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp ưu đãi đầu tư phải dựa trên quy trình, thủ tục rõ ràng, minh bạch thông qua cơ chế cấp phép một cửa đối với ĐTNN, đồng thời phải gắn với việc triển khai hệ thống thông tin điện tử để hỗ trợ cho việc cấp phép, cung cấp thông tin và theo dõi. Việc cấp phép, cấp ưu đãi đầu tư phải gắn với tiêu chí đánh giá cụ thể và cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi cấp phép được thực hiện một cách nghiêm túc và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan để kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh hoặc thu hồi giấy phép hay ưu đãi khi phát hiện có vi phạm.

Ba là, đưa ra ưu đãi đầu tư có chọn lọc: Việc đưa ra các ưu đãi đầu tư phải có chọn lọc đối với ngành, lĩnh vực nhất định phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển theo từng giai đoạn. Việc cấp ưu đãi đầu tư tràn lan làm giảm thu ngân sách, gây biến động cho hệ thống thuế.

Các chính sách ưu đãi cần được xây dựng một cách minh bạch và có sự tham gia của cả khu vực nhà nước và tư nhân nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của quốc gia, tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu những bất đồng. Các chính sách ưu đãi cần được rà soát và điều chỉnh có chọn lọc cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Việc điều chỉnh này cần được đặt trong sự so sánh với các nước trong khu vực.

Bốn là, việc phân cấp đầu tư phải gắn với điều kiện, năng lực thực hiện và áp dụng chính sách đầu tư nhất quán: Việc thực hiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư sẽ tăng quyền tự chủ và cạnh tranh giữa các địa phương, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cơ quan trung ương tập trung vào chức năng hoạch định và kiểm tra việc thực hiện chính sách. Để cơ chế này phát huy hiệu quả tốt thì phải thực hiện đồng thời với việc hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách theo hướng đồng bộ và nhất quán, nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ địa phương đồng thời phải hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu hút đầu tư bằng mọi giá giữa các địa phương (như cấp phép cho các dự án có chất lượng không cao, dự án có tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, sử dụng tài nguyên không hiệu quả hoặc cấp ưu đãi vượt khung).

Năm là, định kỳ theo dõi, kiểm tra, giám sát về đầu tư nước ngoài và kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn: Công tác theo dõi, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện dự án phải được thực hiện định kỳ gắn chặt với tiến độ triển khai cụ thể của dự án và việc tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng, môi trường, lao động, thuế,… Kịp thời phối hợp xử lý thu hồi giấy phép và hỗ trợ giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai và hoạt động của dự án. Điều này giúp nâng cao chất lượng đầu tư và hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình đầu tư.

--- Tài liệu tham khảo ---

1. A comparative Study on FDI policy in selected Asean countries, JICA 2013 2. Attracting FDI, Lessons of Easst Asia countries (Masami Ishida – 2012) 3. FDI in Asia: Lesons of Experience (Asia Institute of Management)

4. Inward FDI in Indonesia and its policy context, 2013 (Vale Columbia Center) 5. Indonesia – Investment Policy Review – OECD 2010

6. A comparative Study on FDI policy in selected Asean countries, JICA 2013 7. Giáo trình kinh tế quốc tế (Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân)

Một phần của tài liệu Chính sách dầu tư vào Việt Nam của Malaysia và định hướng giải pháp cho Việt Nam đến năm 2020 (Trang 25 - 30)