SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN LƯƠNG NGỌC QUYẾN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC: 2016 NĂM HỌC: 2016
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu I. (2,0 điểm)
Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 12 NXB Giáo dục 2013 tr.88 có viết:
“Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn về giai cấp”. Nêu và phân tích những nội dung thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh đó.
Câu II. (2,0 điểm)
Việc giải quyết mối quan hệ Việt- Pháp bằng con đường hòa bình được Đảng và Chính phủ ta tiến hành như thế nào trong giai đoạn từ ngày 2-9-1945 Đảng và Chính phủ ta tiến hành như thế nào trong giai đoạn từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?
Câu III.(3,0 điểm)
Bằng những thắng lợi quân sự quan trọng trong giai đoạn (1945 - 1954), anh (chị) hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của kháng chiến chống thực dân anh (chị) hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ của nhân dân ta.
Câu IV. (3,0 điểm)
Vì sao nói giai đoạn 1960 - 1973 là giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” đó? kinh tế Nhật Bản? Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” đó?
Theo anh (chị), Việt Nam có thể học tập những bài học kinh nghiệm gì từ sự thành công của Nhật Bản? thành công của Nhật Bản?
………..Hết……….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN LƯƠNG NGỌC QUYẾN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2016 NĂM HỌC 2016
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu I Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 12 NXB Giáo dục 2013 tr.88 có viết: “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn về giai cấp”. Nêu và phân tích những nội dung thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh đó.
2 Điểm
+ Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa (“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”)
Như vậy, ngay từ đầu, Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
0,25
0,25
+ Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta: đánh đổ đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng. Cương lĩnh bao gồm nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến nhưng nổi bật là chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập tự do cho toàn thể dân tộc.
0,25
0,25
+ Lực lượng cách mạng chủ yếu là công nông, đồng thời phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phe giai cấp vô sản, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam chưa lộ rõ bộ mặt phản động thì phải lợi dụng và làm cho họ trung lập.
Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ tối đa lực lượng cách mạng, cô lập tối đa lực lượng kẻ thù. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dước sự lãnh đạo của đảng, trên cơ sở công - nông - trí liên minh.
0,25
0,25
+ Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải có trách nhiệm phục vụ đại bộ phận giai cấp công nhân, làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng.
0,25
+ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng xác định cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.
Như vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn với tư tưởng cốt lõi là Độc
lập – Tự do cho dân tộc.
Câu II.
Việc giải quyết mối quan hệ Việt- Pháp bằng con đường hòa bình được Đảng và Chính phủ ta tiến hành như thế nào trong giai đoạn từ 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?
2 điểm
* Hoàn cảnh:
– Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước Việt Nam.
– Ở Trung Quốc, lực lượng cách mạng phát triển mạnh, nên Trung Hoa Dân quốc cần rút quân ở Đông Dương về để đối phó. Các thế lực đế quốc do Mĩ cầm đầu vừa muốn tiêu diệt cách mạng Trung Quốc, lại vừa muốn chống cách mạng Việt Nam.
– Các thế lực đế quốc đã thu xếp công việc nội bộ, kết quả là Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp (tháng 2/1946), thoả thuận việc quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
– Hiệp ước trên đặt nhân dân Việt Nam trước sự lựa chọn: hoặc phải đánh hai kẻ thù (cả Pháp và Trung Hoa dân quốc); hoặc là hoà hoãn, nhân nhượng với Pháp.
0,25
0,25
- Ở miền Nam: Pháp mở rộng chiến tranh…
- Ngược lại, Pháp cũng gặp những bất lợi khiến cả ta và Pháp chọn giải pháp chính trị, hoà hoãn.
0,25
* Đối sách của Đảng
- Chủ trương: hoà với Pháp để tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc mượn Pháp đuổi nhanh quân THDQ ra khỏi đất nước và tiếp tục khắc phục khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hoá…
0,25
* Biện pháp:
- Kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Pháp công nhận ta là một nước tự do; ta đồng ý để Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng trong 5 năm...
- Kí Tạm ước (14-9), khi Hội nghị Phoongtennơblô tan vỡ, để tranh thủ thêm thời gian hoà hoãn quý báu. Đây là nhân nhượng cuối cùng…
0,25
0,25 * Kết quả, ý nghĩa
+ Loại bỏ bớt kẻ thù, tránh được tình thế bất lợi phải chiến đấu với nhiều kẻ thù một lúc.
+ Tránh nổ ra một cuộc chiến tranh quá sớm, không cân sức; tạo điều kiện chuẩn bị lực lượng…Tạo thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
+ Tỏ rõ thiện chí hoà bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
0, 5