trường
UBND huyện cần tích cực xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác… Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, về đăng ký, bảo hộ và phát triển thương hiệu, về áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Cũng như, xác định đâu là ngành có thể mạnh của địa phương để khuyến khích phát triển, tránh như hiện nay lĩnh vực gì cũng sản xuất dẫn tới khó cạnh tranh được trên thị trường.
Tiểu kết chương 4
Giai đoạn 2004 - 2010, KTTN trên địa bàn huyện Gia Lâm đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân. Trong quá trình phát triển, KTTN trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần cổ vũ, động viên người dân vươn lên làm giàu chính đáng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
KẾT LUẬN
KTTN trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng được hình thành chủ yếu thông qua các HCT và công ty TNHH là chính. Ngoài ra, còn một số ít doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, công ty cổ phần, tập trung vào sản xuất kinh doanh ở 3 lĩnh vực chính là nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
1. Sau 30 năm đổi mới, KTTN huyện Gia Lâm đã phát triển từng bước và đi vào quy củ với quy mô ngày càng lớn, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Qua quá trình phát triển KTTN trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 1986 - 2010 đã xuất hiện một sốthương hiệu nổi tiếng như: Công ty Ladoda, công ty may Nam Sơn, công ty nhựa Tú Phương, công ty giày Ngọc Hà… được
khách hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh đó, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa nổi tiếng như: Rau sạch (Văn Đức, Đặng Xá), Ổi (Đông Dư), cây giống (Trâu Quỳ, Đa Tốn), bò sữa (Phù Đổng), lợn nạc (Dương Quang, Lệ Chi, Kim Sơn).
2. KTTN huyện Gia Lâm đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. KTTN trên địa bàn huyện Gia Lâm đã góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động, tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng số hộ giàu có, tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội như xóa đói, giảm nghèo, cho vay vốn sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nghèo trong sản xuất, xây nhà Đại đoàn kết, tham gia Quỹ đền ơn đáp nghĩa v.v...
3. Tuy nhiên, KTTN trên địa bàn huyện Gia Lâm còn một số hạn chế nhất định, các DNTN trên địa bàn huyện Gia Lâm phần lớn quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, khó thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Để KTTN của Gia Lâm tiếp tục phát triển và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Đảng bộ và chính quyền huyện Gia Lâm cần coi trọng và bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, khuyến khích các hộ sản xuất có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp.
Đến nay, KTTN ngày càng được coi trọng vì những đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính những đóng góp đóđã góp phần đưa KTTN đã trở thành một trong những động lực quan trọng của đất nước. Tuy vậy, để KTTN thực sự trở thành động lực quan trọng của đất nước đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựngbộ máy quản lý Nhà nước kiến tạo và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hơn nữa.