1 EURO = 34,65 JPY EURO = 35,53 JPY
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY
Điều tiết giảm tổng cầu của nền kinh tế để giảm bớt sức ép lạm phát; thu hẹp chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế để từng bước giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài, cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát nợ công và nợ quốc gia bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Cần tập trung thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
Trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cần ưu tiên vốn tín dụng phục vụ trực tiếp sản xuất hàng hoá, sản xuất hàng xuất khẩu; hạn chế cấp vốn tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận nguồn vốn. Từng bước giảm mặt bằng lãi suất bảo đảm hài hoà lợi ích của người gửi tiền và người đi vay, khuyến khích được doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh,
góp phần bảo đảm cung - cầu hàng hoá và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối nguồn điện.
Quản lý chặt chẽ các khoản chi có nguồn gốc ngân sách và việc ứng chi ngân sách nhà nước; tiến hành khẩn trương và cương quyết việc cắt giảm các dự án đầu tư chưa cần thiết. Chính phủ cần giao cụ thể chỉ tiêu cắt giảm vốn đầu tư cho mỗi ngành, mỗi địa phương, việc cắt giảm các dự án cụ thể giao cho ngành và địa phương quyết định.
Hạn chế đến mức tối thiểu nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ. Khuyến khích đầu tư sản xuất các hàng hoá thay thế hàng nhập khẩu đủ sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Cần cơ cấu lại việc phân bổ các nguồn lực cho các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế một cách hợp lý trên cơ sở có cơ cấu đầu tư hiệu quả, lấy cơ cấu đầu tư là công cụ điều tiết sự phát triển nền kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo và tiêu chí chủ yếu để quyết định đầu tư. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành, lĩnh vực, những dự án có giá trị gia tăng cao trên cơ sở ứng dụng công nghệ, phát huy sáng tạo, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại; khẩn trương ban hành cơ chế, chính sách
Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư của nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội, giảm vốn nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực, các dự án mang tính kinh doanh để tập trung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực xã hội, nhất là giáo dục, đào tạo, y tế và an sinh xã hội. Hoàn thiện chính sách xã hội hoá đầu tư để khai thác tối đa các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho đầu tư phát triển.
KẾT LUẬN
Tóm lại, nền kinh tế Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ 21 đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của sự suy thoái kinh tế trong nước những năm 1990 và khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98. Ưu tiên cao nhất của Nhật Bản những năm đầu của thế kỷ 21 là giải quyết các khoản nợ xấu và đưa nền kinh tế trở lại quĩ đạo tăng trưởng tốt và bền vững. Những cải cách kinh tế của Thủ tướng Koizumi đã phát huy tác dụng. Trong giai đoạn
này kinh tế Nhật Bản đã thoát khỏi suy thoái và có mức tăng trưởng dương mặc dù mức độ còn khiêm tốn. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Koizumi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2006, nền kinh tế Nhật Bản lại bắt đầu rơi vào suy thoái với mức độ đặc biệt nghiêm trọng trong những năm 2008-2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nhờ những giải pháp khắc phục khủng hoảng của Chính phủ Nhật Bản, nền kinh tế Nhật Bản từ quý II năm 2009 đến 2010 đã ra khỏi tình trạng suy thoái và bước đầu có những phát triển khả quan. Tuy nhiên, những nhân tố cho sự phục hồi này vẫn là những nhân tố không bền vững với rất nhiều thách thức đáng kể vẫn còn hiện hữu. Đó là tình trạng giảm phát, cầu yếu, thất nghiệp, và tỉ lệ nợ công cao. Từ đó có thể khẳng định nền kinh tế Nhật Bản trong những năm sắp tới chưa thể có đột phá gì. Mặc dù vẫn có tăng trưởng, song với tốc độ không cao và không bền vững.