Câu 17: Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt?Các phương tiện thanh toán không phải là tiền mặt?Những bất lợi khó khăn trong thanh toán không dùng tiền mặt?Một số giải pháp

Một phần của tài liệu MÔN tài CHÍNH TIỀN tệ 2 (Trang 26 - 31)

là tiền mặt?Những bất lợi khó khăn trong thanh toán không dùng tiền mặt?Một số giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt?Những giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM đối với khách hàng cá nhân?

Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán bằng những phương tiện như séc, thẻ thanh toán, hối phiếu...để thanh toán tiền ,hàng hoá, dịch vụ...mà không cần trả bằng tiền mặt.Các phương tiện này có giá trị đại diện cho một khoản tiền nhất định và có thể quy đổi ra được tiền mặt

Các phương tiện thanh toán không phải là tiền mặt

Các phương tiện này có thể kể tới là: thẻ thanh toán(thẻ ngân hàng), séc,hối phiếu, thư tín dụng...và một số dịch vụ thanh toán khác.

Thẻ thanh toán (đây có lẽ là phương tiện được dùng phổ biến nhất)

Là một phương tiện thanh toán mà người sở hữu thẻ dùng để thanh toán ,hay rút tiền tự động thông qua máy đọc thẻ được lắp đặt ở các cơ sở chấp nhật thanh toán thẻ(cửa hàng ,khách sạn ,sân bay...) hay các máy rút tiền đặt ở những nơi công cộng

Thẻ thanh toán được phân ra làm rất nhiều loại khác nhau: Phân loại theo công nghệ sản xuất:

• Thẻ khắc chữ nổi • Thẻ băng từ • Thẻ thông minh

Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ: • Thẻ do ngân hàng phát hành

• Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành Phân loại theo tính chất của thẻ

• Thẻ tín dụng • Thẻ ghi nợ • Thẻ rút tiền mặt

Séc Là một tờ lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi,ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của

mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc,người có tên trong séc,hoặc trả theo lệnh của người ấy bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.Séc phát sinh từ thuộc tính thanh toán của tiền tệ,séc làm phương tiện thanh toán thay tiền mặt.

• Séc đích danh • Séc vô danh • Séc theo lệnh • Séc gạch chéo • Séc chuyển khoản • Séc du lịch • Séc xác nhận • Séc tiền mặt

Thư tín dụng (Letter of credit)

Là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán thương mại quốc tế, trong đó một ngân hàng bên người nhập khẩu theo yêu cầu của một người nhập khẩu, mở thư tín dụng uỷ nhiệm cho chi nhánh hay đại lý của mình ở nước ngoài ( một ngân hàng bên người xuất khẩu) trả tiền cho người xuất khẩu, ghi rõ trong thư tín dụng một số tiền nhất định, trong phạm vi thời gian quy định với điều kiện là người xuất khẩu phải xuất trình đầy đủ chứng từ phù hợp với các điều kiện quy định trong thư tín dụng.

Các loại thư tín dụng:

• Thư tín dụng có thể huỷ ngang • Thư tín dụng không thể huỷ ngang • Thư tín dụng tuần hoàn

• Thư tín dụng ứng trước • Thư tín dụng giáp lưng • Thư tín dụng chuyển nhượng • Thư tín dụng đối ứng

• Thư tín dụng thanh toán dần

Hối phiếu

Là phương tiện thanh toán và tín dụng được sử dụng phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước từ nhiều thế kỷ trước đây. Nó là một tờ lệnh trả tiền không điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu đến một ngày nhất định hoặc đến một ngày cụ thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.

Các loại hối phiếu:

Căn cứ vào thời hạn trả tiền phân biệt hai loại hối phiếu • Hối phiếu trả ngay

• Hối phiếu có kỳ hạn

Căn cứ chứng từ kèm theo phân biệt làm hai loại hối phiếu • Hối phiếu trơn

• Hối phiếu kèm chứng từ

Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng phân biệt làm ba loại hối phiếu • Hối phiếu đích danh

• Hối phiếu vô danh • Hối phiếu theo lệnh

Căn cứ vào người ký phát phiếu phân biệt làm hai loại hối phiếu • Hối phiếu thương mại

• Hối phiếu ngân hàng

Những bất lợi khó khăn trong thanh toán không dùng tiền mặt

Thu nhập của các tầng lớp dân cư

Rõ ràng là có sự phân hoá mạnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư .Trong khi đó mức sống chung là rất cao nên dễ dàng triển khai các phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt

Về trình độ dân trí

Dân trí nước ta còn thấp, người dân chưa được tiếp cận nhiều với những hình thức thanh toán hiện đại ở ngân hàng. Mọi người khó thích nghi và ngại tìm hiểu. Những dịch vụ này là những dịch vụ rất mới mẻ đối với đại bộ phận quần chúng. Mặt khác, các đơn vị chấp nhận sử dụng thanh toán chưa ý thức một cách rõ nét về lợi ích của việc tham gia vào hệ thống thanh toán này

Môi trường thanh toán

Đây cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng. Chúng ta thường vấp phải những điều kiện khó khăn là môi trường không phù hợp thiếu đồng bộ. Chẳng hạn, có nhiều ngân hàng làm đại lý thanh toán nhưng có quá ít nơi chấp nhận thanh toán tiền, hàng dịch vụ bằng thẻ. Khách hàng có khi đã mua thẻ nhưng chẳng thể sử dụng ở những nơi họ cần. Hoặc chậm chạp trong thanh toán cũng là những điều cản trở

Môi trường pháp lý

Pháp luật nước ta cũng chưa được hoàn thiện bổ xung đầy đủ và chưa đủ hiệu lực để đảm bảo an toàn khi tranh chấp trong thanh toán xảy ra

Về phía ngân hàng

Đôi khi thủ tục chưa đạt đến mức độ tiện lợi cao, cũng như vẫn còn hạn chế người sử dụng. Mặt khác ngân hàng của chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn khi triển khai lắp đặt máy móc phục vụ khách hàng. Với những khó khăn trở ngại như vậy việc thay đổi và khắc phục chúng đòi hỏi cả một quá trình, tốn nhiều thời gian.Khi đã tạo được thói quen, các dịch vụ này đi vào nề nếp, điều kiện môi trường được cải thiện thì việc mở rộng môi trường kinh doanh sẽ trở thành tự động

Một số giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

+ Tăng cường chính sách tiếp thị quảng cáo

+ Mở rộng cơ sở chấp nhận sử dụng những phương tiện thanh toán không phải là tiền mặt + Đẩy mạnh phát hành các phương tiện thanh toán

+ Hoàn chỉnh đầy đủ môi trường pháp lý + Hạn chế các phương tiện bị làm giả

Những giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM đối với khách hàng cá nhân

- Tuyên truyền và phổ biến kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt • Đào tạo đội ngũ cán bộ

• Phát triển cơ sở hạ tầng

• Mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng • Giải pháp về Marketing

• Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động TTKDTM - Phương thức thanh toán tại điểm mua hàng

• Phương thức chuyển tiền

* Lãi suất trên thị trường

Có một thị trường cho các đầu tư mà cuối cùng bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường tiền tệ cũng như các tổ chức tài chính bán lẻ như ngân hàng.

Chức năng chính xác của các thị trường này như thế nào đôi khi phức tạp. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đều đồng ý rằng các lãi suất được tạo ra bởi một đầu tư bất kỳ tính tới những điểm sau:

• Chi phí vốn không rủi ro.

• Kỳ vọng lạm phát.

• Mức độ rủi ro trong đầu tư.

• Các chi phí giao dịch.

Lãi suất này kết hợp các yếu tố tiêu dùng trì hoãnđầu tư thay thế của tiền lãi.

*Kỳ vọng lạm phát

Theo lý thuyết của kỳ vọng hợp lý, mọi người tạo thành một kỳ vọng về những gì sẽ xảy ra với lạm phát trong tương lai. Sau đó, họ đảm bảo rằng họ đề xuất hoặc yêu cầu một lãi suất danh nghĩa có nghĩa là họ có lãi suất thực tế thích hợp trên đầu tư của họ.

Điều này được cho bởi công thức:

ở đây:

= lãi suất danh nghĩa được đề xuất = lãi suất thực tế mong muốn = kỳ vọng lạm phát

*Rủi ro

Mức độ rủi ro trong đầu tư được đưa vào xem xét. Đây là lý do tại sao các đầu tư rất dễ biến động như cổ phần và trái phiếu rác có lợi nhuận cao hơn so với những đầu tư an toàn hơn như trái phiếu chính phủ.

Tiền lãi thêm được tính trên một đầu tư rủi ro là bù đắp rủi ro. Phần bù rủi ro cần thiết phụ thuộc vào các ưu tiên rủi ro của người cho vay.

Nếu đầu tư là 50% khả năng bị phá sản, một người cho vay trung lập rủi ro sẽ yêu cầu hoàn vốn của họ tăng gấp đôi. Vì vậy, một khoản đầu tư hoàn vốn bình thường 100 USD sẽ yêu cầu hoàn vốn 200 USD. Một người cho vay không thích rủi ro sẽ đòi hỏi hoàn vốn nhiều hơn 200 USD và một người cho vay yêu thích rủi

ro đòi hỏi ít hơn 200 USD. Bằng chứng cho thấy rằng hầu hết những người cho vay trên thực tế không thích rủi ro.

Nói chung, một đầu tư dài hạn mang một bù đắp rủi ro đáo hạn, bởi vì các khoản vay dài hạn bị tiếp xúc với nhiều nguy cơ vỡ nợ trong kỳ hạn của chúng.

*Ưu tiên thanh khoản

Hầu hết các nhà đầu tư thích tiền của họ ở dạng tiền mặt hơn là nằm trong các đầu tư ít khả năng thay thế hơn. Tiền mặt trong tay được chi tiêu ngay lập tức nếu có nhu cầu, nhưng một số khoản đầu tư đòi hỏi thời gian hay nỗ lực để chuyển sang hình thức có thể chi tiêu. Điều này được gọi là ưu tiên thanh khoản. Ví dụ, một khoản vay 1 năm là rất thanh khoản so với một khoản vay 10 năm. Tuy nhiên, một trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ 10 năm là thanh khoản bởi vì nó có thể dễ dàng được bán trên thị trường.

*Mô hình lãi suất thị trường

Một mô hình tính lãi suất cơ bản cho một tài sản

Giả định thông tin hoàn hảo, pe là như nhau cho tất cả những người tham gia thị trường, và điều này là đồng nhất với:

in là lãi suất danh nghĩa trên đầu tư đã cho

ir là hoàn vốn đầu tư không rủi ro

i*n là lãi suất danh nghĩa trên trái phiếu thanh khoản không rủi ro ngắn hạn (chẳng hạn Tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ).

rp = một bù đắp rủi ro phản ánh độ dài đầu tư và khả năng người vay sẽ vỡ nợ

lp = bù đắp thanh khoản (phản ánh mức độ khó của việc chuyển đổi tài sản thành tiền và do đó thành hàng hóa).

*Các chú giải về lãi suất

Những gì thường được gọi là lãi suất trên các phương tiện truyền thông nói chung là tỷ lệ được cung cấp trên các tiền gửi qua đêm của Ngân hàng Trung ương hoặc cơ quan khác, được thường niên hóa.

Tổng tiền lãi trên một đầu tư phụ thuộc vào khoảng thời gian mà tiền lãi được tính,vì tiền lãi được trả có thể là lãi kép.

Trong tài chính, lãi suất hiệu quả thường bắt nguồn từ lợi suất, một thước đo tổng hợp có tính đến tất cả các khoản thanh toán tiền lãi và vốn từ đầu tư.

Trong tài chính bán lẻ, các khái niệm tỷ lệ phần trăm hàng năm và tỷ lệ hiệu quả hàng năm đã được giới thiệu để giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh các sản phẩm khác nhau với cấu trúc thanh toán khác nhau.

*Chênh lệch

Chênh lệch lãi suất là lãi suất cho vay trừ đi lãi suất huy động.Chênh lệch này bao gồm chi phí hoạt động cho các ngân hàng cung cấp cho vay và gửi tiền. Một chênh lệch âm là khi lãi suất huy động cao hơn lãi suất

Một phần của tài liệu MÔN tài CHÍNH TIỀN tệ 2 (Trang 26 - 31)