Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)

Một phần của tài liệu Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học việt nam giai đoạn 1945 (Trang 30 - 32)

– Xuân Trình…)

Ø Nhận xét:

+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc. + Đề tài: phong phú, đa dạng.

+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.

+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.

1. Một giai đoạn văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu

Cách mạng tháng Tám thành công. Sau hơn 80 năm nô lệ, dân tộc giành độc lập tự do. Cả nước được cuốn vào một không khí chính trị sôi nổi với niềm vui của những người lần đầu tiên được làm chủ đất nước mình. Họp đoàn thể. Tập tự vệ. Chào cờ đỏ sao vàng. Hát “Tiến quân ca”, “Diệt phát xít”. Con người được hâm mộ nhất lúc bấy giờ là người ở chiến khu về, là cán bộ Việt Minh, chiến sĩ giải phóng quân. Nhiều ngôn từ chính trị lúc bấy giờ được coi là dấu hiệu đẹp và sang của người giác ngộ Cách mạng, của con người mới. Người ta thích sinh hoạt chính trị, thích nói chính trị, thích gọi nhau là đồng bào, đồng chí để tỏ rằng tất cả cùng chung một Tổ quốc, cùng giác ngộ lý tưởng Cách mạng và cùng là con người mới của thời đại mới…

Độc lập tự do vừa giành được chưa bao lâu, giặc Pháp lại trở lại, rồi giặc mỹ kéo vào. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, cái huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của người Việt Nam bị chạm mạnh. Cả nước đứng dậy, tất cả sẵn sàng chống giặc, sẵn sàng tự tay mình đốt nhà, phá nhà để “vườn không nhà trống”. Thanh niên tình nguyện vào bộ đội, sẵn sàng chịu mọi gian khổ thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng. Lợi ích Tổ quốc trên hết, mà lợi ích Tổ quốc trước hết là vấn đề chủ quyền, là chế độ mới cần giữ lấy, nghĩa là lợi ích chính trị chung của cả cộng đồng dân tộc. Mọi lợi ích khác đều tạm thời phải xếp lại, phải hi sinh, trong đó có lợi ích của văn học nghệ thuật. Lợi ích cá nhân lại càng trở nên tầm thường nhỏ bé, thậm chí vô nghĩa.

Lúc đó Đảng đề ra văn nghệ sĩ phải đứng trên lập trường kháng chiến, phải tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu, thì những cây bút chân chính đều thấy là hết sức hợp lý và hợp tình.

Họ sẵn sàng nhập cuộc với tinh thần ấy. Nghĩa vụ công dân là cao cả nhất, thiêng liêng nhất.

Nói chung tình cảm chủ yế của thơ ca từ năm 1945 đến 1975 là những tình cảm công dân, tình cảm chính trị tình đồng chí, tình đồng bào, tình quân dân, tình với Đảng với Bác Hồ, với Miền Nam còn trong tay giặc hay miền Bắc xã hội chủ nghĩa v.v… Những tình cảm khác không phải không được nói đến, nhưng đều được nâng lên thành tình cảm chính trị (chẳng hạn nâng tình yêu lên thành tình đồng chí), được phán xét, đánh giá theo tiêu chuẩn chính trị (tình vợ chồng của chị Út Tịch chẳng hạn), hoặc phải có tác dụng tô đậm thêm, tình cảm chính trị ở người anh hùng (Hòn đất, Sống như anh v.v…). Cảm hứng chính trị trở thành một nguồn thơ lớn nuôi dưỡng nền thi ca Việt Nma suốt ba thập kỷ mà Tố Hữu là lá cờ đầu.

Con người của đời sống cũng như trong truyện ký đều được nhìn nhận và đánh giá chủ yếu ở phẩm chất chính trị. Trước hết phải xác định ta hay địch, bạn hay thù? Nếu là ta thì trình độ giác ngộ chính trị đến mức nào? Người anh hùng hay con người mới có nghĩa là người giác ngộ lý tưởng chính trị cao nhất. Trong truyện ngắn, tiểu thuyết, có một hình tượng trở thành mô típ phổ biến: nhân vật người Đảng (A Châu trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh Thế trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, chị Ba Dương trong Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái v.v…). Đó là nhân vật cần thiết phải có mặt để nâng sự giác ngộ chính trị của người anh hùng lên trình độ cao nhất…

Trong giới phê bình văn học chủ yếu tiêu chuẩn chính trị muốn trở thành một tiêu chuẩn mỹ học cao nhất. Nhiều nhà phê bình coi tiêu chẩn chính trị như tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá các tác phẩm văn học.

Văn học phục vụ chính trị nên quá trình vận động phát triển hoàn toàn ăn nhịp với từng bước đi của cách mạng, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi Cách mạng và cuộc sống mới (1945-1946); cổ vũ kháng chiến, théo sát từng chiến dịch, biểu dương các chiến công, phục vụ cải cách ruộng đất (1946-1954); ca ngợi thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (hợp tác hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa); phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1965); cổ vũ cao trào chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc (1964-1975).

Tất nhiên, đối với một giai đoạn văn học phục vụ kháng chiến, nhân vật trung tâm của nó phải là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường: bộ đội, giải phóng quân, dân quân du kích, dân công, giao liên, thanh niên xung phong v.v… Đó là những con người đứng mũi nhọn nóng bỏng nhất của cuộc chiến đấu vì lợi ích chính trị thiêng liêng của Tổ quốc: độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

2. Một giai đoạn văn học hướng về đại chúng, trước hết là công nông binh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Viết cho ai? – Viết cho đại đa số; công nông binh. Viết để làm gì? – Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng”[1].

Cách mạng và kháng chiến phải dựa hẳn vào công nông và trước hết nhằm giải phóng công nông. Cho nên văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu tất phải hướng về công nông binh. Đây là đối tượng phản ánh, là công chúng văn học, là lực lượng sáng tác. Đó là phương hướng cơ bản xác định nội dung và hình thức của văn học giai đoạn 1945- 1975.

Quan điểm văn nghệ này của Đảng cũng được các nhà văn chấp nhận một cách tự giác. Bởi vì họ là những trí thức yêu nước. Họ không thể không cảm phục nhân dân lao động là lực lượng chủ yếu làm nên cuộc Cánh mạng tháng Tám và sau đó gánh cả cuộc kháng chiến trên đôi vai lực lưỡng của mình. Trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, văn sĩ Độ đã “ngã ngửa người ra” trước vai trò vĩ đại của người nông dân như thế, không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này đã được coi là bản tuyên ngôn nghệ thuật chung của cả một thế hệ nhà văn đi theo cách mạng và kháng chiến. Có thể nói, giác ngộ về vai trò vĩ đại của quần chúng nhân dân lao động, “qui phục” công nông một cách - hoàn toàn tự giác và đầy vui sướng là đặc điểm tâm lý chung của giới trí thức văn nghệ sĩ yêu nước sau Cách mạng tháng Tám và trong chiến tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt là những năm tháng chống Pháp. Trước sự nghiệp to lớn của Cách mạng, trước vai trò vĩ đại của nhân dân lao động, họ cảm thấy chính trị, phục vụ công nông binh, dù chỉ làm “anh tuyên truyền nhãi nhép” (Nam Cao) nhưng có ích cho kháng chiến, đấy là niềm vinh dự lớn cho những Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nam Cao v.v… họ sẵn sàng từ bỏ nghiệp văn chương cũ như những “đứa con hoang”, thậm chí những “đứa con tội lỗi” để “lột xác” và làm lại cuộc đời nghệ thuật mới của mình vì kháng chiến, vì đại chúng công nông. Họ hăng hái đi tực tế sản xuất và chiến đấu sát cách với công nông binh để “Cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt”. Đến khi phong trào giảm tô và cải cách ruộng đất được phát động thì tinh thần hướng về công nông lại càng sôi nổi hơn nữa. Tình giai cấp giữa những người nghèo khổ là tình cảm đẹp nhất, cao cả nhất. Con người trong sạch nhất, đang tin cậy nhất và vì thế cũng đáng tự nào nhất là con người xuất thân từ bần cố nông và giai cấp vô sản. Tư tưởng nói trên, trong văn học, thường được phát biểu qua hai loại chủ đề với những dạng cấu tạo hình tượng phổ biến sau đây:

Một phần của tài liệu Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học việt nam giai đoạn 1945 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w