Tác giả và tác phẩm Kiến trúc am số tiêu biểu

Một phần của tài liệu Các trang trong thể loại “kiến trúc” (Trang 31 - 33)

11 Kiến trúc nhân tạo

13.4Tác giả và tác phẩm Kiến trúc am số tiêu biểu

Tham số tiêu biểu

Zaha Hadid.

Grey Lynn.

Frei Oo.

Chương 14

Mô hình thông tin xây dựng (BIM) Mô hình thông tin xây dựng (BIM)là một quy trình

liên quan tới việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số (được gọi làmô hình thông tin kỹ thuật số) trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình (công trình ở đây có thể làcông trình xây dựng

hay các sản phẩm công nghiệp).*[1]Về bản chất, có thể xem BIM là một hồ sơ thiết kế gồm nhữngtập tinhay

dữ liệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình. Những thông tin này được trao đổi và kết nối trực tuyến với nhau thông qua cácphần mềm, để hỗ trợ cho việc quản lý và ra những quyết định liên quan tới công trình. Việc kết hợp các thông tin về các bộ phận trong công trình với các thông tin khác như định mức, đơn giá, tiến độ thi công… sẽ tạo nên một mô hìnhthực tại ảocủa công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.

Những phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng bởi các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, để lên phương án, thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng nhiều hạng mục công trình xây dựng hay cơ sở hạ tầng khác nhau, như hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cung cấp điện, khí đốt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống đường giao thông, cầu, cảng, nhà ở, căn hộ, trường học, cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng… Một số phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng tương đối phổ biến có thể kể tới Autodesk Revit Architecture & Structure, Tekla Structure…

14.1 Nguồn gốc

Khái niệm về BIM đã tồn tại từ thập kỷ 1970*[2]*[3]*[4]. uật ngữ 'mô hình công trình' (đồng nghĩa với khái niệm BIM được sử dụng ngày nay) xuất hiện lần đầu vào năm 1985 trong tài liệu của Simon Ruffle*[5] và năm 1986 trong tài liệu của Robert Aish*[6]- sau đó tới lượt GMW Computers Ltd, công ty phát triển phần mềm RUCAPS - đề cập tới việc ứng dụng các phần mềm tạisân bay Heathrow, London*[7]. uật ngữ 'mô hình thông tin công trình' lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1992 trong tài liệu của G.A. van Nederveen và F. P. Tolman*[8].

Tuy nhiên, thuật ngữ 'Mô hình thông tin công trình' và 'Mô hình hóa thông tin công trình' đã không được sử dụng phổ biến cho đến 10 năm sau đó, khi vào năm 2002 hãngAutodeskphát hành một cuốn sách với đề tựa“Building Information Modeling”*[9]và các nhà cung cấp phần mềm khác cũng bắt đầu khẳng định sự quan tâm tới lĩnh vực này*[10]. Dựa vào những đóng góp từ Autodesk, Bentley Systems và Graphiso, cộng thêm những quan sát với các ngành công nghiệp khác, vào năm 2003 Jerry Laiserin đã giúp phổ biến và tiêu chuẩn hóa thuật ngữ này như là một tên gọi chung cho

“sự mô phỏng kỹ thuật số quá trình xây dựng một công trình”*[11]*[12]. Trước đó, việc trao đổi và kiểm tra sự tương thích của thông tin kỹ thuật số từng được gọi dưới những cái tên khác nhau như“Virtual Building”

(Công trình ảo) bởi Graphiso, “Integrated Project Models”(Mô hình dự án tích hợp) bởiBentley Systems, hay“Building Information Modeling”(Mô hình hóa thông tin công trình) bởi Autodesk vàVectorworks. Do Graphiso có nhiều kinh nghiệm phát triển các giải pháp liên quan tới mô hình thông tin công trình hơn các hãng khác, Laiserin coi phần mềm ArchiCAD của Graphiso như“một trong những giải pháp về BIM phù hợp nhất trên thị trường”*[13]nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò tiên phong của các ứng dụng như RUCAPS, Sonata và Reflex*[14]. Sau lần ra mắt vào năm 1987, ArchiCAD trở thành một trong những phương tiện ứng dụng đầu tiên của BIM*[15]*[16], do nó là sản phẩmCADđầu tiên có thể tạo ra mô hình 2D và 3D trên máy tính cá nhân, cũng như là sản phẩm thương mại về BIM đầu tiên dành cho máy tính cá nhân*[17]*[18].

14.2 Định nghĩa

Ủy ban Dự án Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về Mô hình thông tin xây dựng đã định nghĩa về BIM như sau:

Mô hình thông tin xây dựng (BIM) là một mô tả dạng kỹ thuật số của các đặc điểm về mặt vật lý và công năng của một tiện ích (công trình). Building Information Modeling (BIM) is a digital representation of

Một phần của tài liệu Các trang trong thể loại “kiến trúc” (Trang 31 - 33)