9.1. KHÁI NIỆM
RCD là một thiết bị luôn gắn kèm (gắn thêm) với MCCB hay MCB để bảo vệ khi có sự cố rò điện xảy ra trên các thiết bị tiêu thụ điện trong trường hợp cách điện của thiết bị hư hỏng.
Dùng RCD để bảo vệ chống điện giật cho người vận hành khi tiếp xúc với điện áp trên vỏ thiết bị điện.
9.2. PHÂN LOẠI
− Các chủng loại của RCD:
+ RCCB (Residual Current Circuit Breaker): Không cắt được dòng ngắn mạch.
+ RCBO (Residual Current Breaker Overcurrent): Cắt dòng rò và bảo vệ quá dòng.
+ CBR (Circuit Breaker Residual): Thiết bị có chứa bảo vệ chống dòng rò.
+ ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker): Cắt mạch tự động theo dòng rò xuống đất.
− Phân loại RCD theo số cực: RCD 2 cực, RCD 3 cực và RCD 4 cực. − Phân loại RCD theo chức năng: RCD 1 pha và RCD 3 pha.
a) RCD 1 pha b) RCD 3 pha Hình 9.1. Phân loại RCD theo chức năng
9.3. CẤU TẠO
Hình 9.2. Cấu tạo của RCD
Cấu tạo của 1 RCD gồm 9 bộ phận:
1. Tiếp điểm đầu vào.
2. Tiếp điểm đầu ra.
3. Nút RESET.
4. Tiếp điểm đóng mở RCD.
5. Cuộn dây điều khiển sự đóng lại tiếp điểm 4 khi nhấn Reset.
6. Cuộn dây cảm ứng.
7. Mạch cảm ứng.
8. Nút TEST.
9.4. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
9.4.1. Khi thiết bị (Equipment) làm việc bình thường:
Hình 9.3. Hoạt động của RCD khi thiết bị làm việc bình thường
Khi thiết bị làm việc bình thường: , không có dòng điện chạy trong dây PR (Protective Eath), I∆ = 0, từ thông tổng trong lõi xuyến từ do hai dòng điện I1 và I2 sinh ra bằng không, do hai dòng điện có độ lớn bằng nhau, ngược nhau về chiều. Từ thông tổng bằng 0, do đó không có dòn điện cảm ứng sinh ra để cắt tiếp điểm RCD. Như vậy RCD vẫn làm việc bình thường.
9.4.2. Khi thiết bị chạm vỏ:
Hình 9.4. Hoạt động của RCD khi thiết bị chạm vỏ
Khi thiết bị có sự cố chạm vỏ, một phần dòng điện chạy trong dây PE từ vỏ thiết bị
xuống đất, I∆ ≠ 0 và , do I1 và I2 khác nhau, nên trong lõi xuyến từ có một phần từ thông tồn tại, từ thông này xuyên qua cuộn dây cảm ứng, trong cuộn dây cảm ứng có
một dòng điện cảm ứng, dòng điện cảm ứng này được cung cấp cho cuộn dây cắt, trong cuộn dây cắt tiếp điễm, sinh ra một lực điện từ để mở tiếp điểm của RCD. Như vậy khi có sự cố rò điện ra ngoài vỏ, RCD sẽ tác động ngắt.
9.5. THÔNG SỐ KỸ THUẬT
− Khả năng cắt (Inc): Khả năng cắt dòng điện lớn nhất có thể.
− Điện áp định mức (Un): Điện áp đặt lên hai cực của RCD mà không gây ra hiện tượng phóng điện chọc thủng cách điện.
− Dòng điện định mức (In): Khả năng chịu dòng làm việc lâu dài đi qua các tiếp điểm. − Dòng điện rò danh định (I∆n): Dòng rò lớn nhất mà RCD có thể tham gia tác động cắt.
9.6. ĐIỀU KIỆN LỰA CHỌN
Có nhiều cách lựa chọn RCD. Tuy nhiên, dù cách nào thì chúng cũng phải thỏa mãn điều kiện sau:
IB < In < IZ và ISCB > ISC Trong đó:
+ IB là dòng điện tải lớn nhất.
+ In là dòng điện định mức của RCD.
+ Iz là dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện (được cho bởi nhà sản xuất).
+ ISCB là dòng điện lớn nhất mà RCD có thể cắt.