L ỜI MỞ ĐẦU
2.5. Ảnh hưởng polonium đến sức khỏe và môi trường
Như đã nói, polonium trong tự nhiên rất hiếm để đáp ứng nhu cầu của ngành hạt nhân thì polonium được sản xuất nhân tạo. Vì vậy mức ảnh hưởng polonium tự nhiên với môi trường là không đáng kể.
Như mọi chất phóng xạ, polonium rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vì khi xâm nhập vào cơ thể polonium phát ra hạt alpha ion hóa các tế bào sống gây nên bệnh bạch cầu hay những bệnh ung thư khác. Để so sánh sự độc hại của polonium thì với cùng một trọng lượng, polonium độc hại hơn một triệu lần so với hydrogen cyanide (chất thường dùng để đầu độc con người). Một lý do nữa polonium đặc biệt nguy hiểm là tác dụng sinh học của nó khá dài, khoảng 50 ngày.
Polonium chủ yếu chỉ phát tia alpha, mà tia alpha có quãng chạy ngắn. Vì thế, nếu không tiếp xúc gần một nguồn polonium thì không bị nhiễm xạ. Nguy cơ vô tình hấp thụ chất phóng xạ polonium gần như là không có. Polonium không khuếch tán qua màng da. Vậy polonium chỉ có thể xâm nhập cơ thể qua hô hấp hay ăn uống.
2.6.Các phương pháp lắng đọng polonium trên đĩa [3], [11], [12]
Một trong những đặc trưng của ion Po2+
là dễ bị khử thành polonium kim loại lên trên bề mặt các kim loại quý (Pt, Au, Ag), kim loại Cu hoặc Ni trong môi trường axit HCl, HNO3 loãng. Một số các ion như Bi2+, Pb2+,cũng bị lắng đọng lên đĩa
bằng phương pháp mạ hóa học, vì vậy phải lựa chọn các điều kiện để tách các kim loại này trước khi tiến hành lắng đọng polonium.
Một trong những phương pháp đó là mạ polonium lên đĩa bằng dòng điện hay còn gọi là điện phân (đĩa kim loại đóng vai trò là cathode) có khả năng chọn lọc cao hơn so với lắng đọng tự phát. Chỉ cần chọn cường độ dòng điện và dung dịch điện phân thích hợp là có thể loại bỏ các nhân phóng xạ khác gây ảnh hưởng đến quá trình lắng đọng 210Po như 210Bi, 210Pb.
Tuy nhiên, do điều kiện tiến hành thí nghiệm còn hạn chế nên khóa luận chỉ lắng đọng 210Po lên đĩa thường như đĩa đồng (Cu) (không có điều kiện tiến hành dùng kim loại quý để lắng đọng) bằng phương pháp lắng đọng tự phát.