Nồng độ an toàn và nồng độ gây chết (LC) của EDTA lên tôm thẻ chân

Một phần của tài liệu độ độc cấp tính của fe2+, edta và khả năng ức chế độc tính của fe2+ bởi edta lên tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) giai đoạn giống (Trang 25 - 26)

Thí nghiệm thăm dò trong 24 giờ cho thấy ở nồng độ 200 mg/L của EDTA gây chết không quá 10% số tôm, ở nồng độ 500 mg/L của EDTA không gây chết 100% tôm giống thí nghiệm. Do đó khoảng nồng độ cao nhất gây chết tôm được xác định là 200 mg/L, khoảng nồng độ thấp nhất gây chết 100% được xác định là lớn hơn 500 mg/L và nhỏ hơn 1.000 mg/L. Đây là cơ sở cho bố trí thí nghiệm xác định giá trị LC50.

Kết quả nồng độ an toàn của EDTA trên tôm thẻ chân trắng giai đoạn giống được xác định là 24 mg/L. Nồng độ không gây ảnh hưởng đến sinh lý của tôm giống trong 96 giờ (LC10-96 giờ ) là 266 mg/L, nồng độ gây chết 50% tôm (LC50-96 giờ) là 479 mg/L, nồng độ gây chết 100% tôm (LC100-96 giờ) là 618 mg/L. Phương trình hồi quy tương quan (y = 6,2744x-12,216; R2

= 0,97) cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ chết của tôm và sự gia tăng nồng độ của EDTA.

Các giá trị LC10, LC50, LC100 tại các thời điểm giảm dần theo thời gian thí nghiệm (Bảng 3) và có tương quan chặt chẽ thông qua giá trị của hệ số tương quan R2. Ở thời điểm 24 và 48 giờ giá trị R2 tương đối cao (0,92), ở thời điểm 72 giờ giá trị này thấp hơn (0,84). Tuy nhiên ở thời điểm kết thúc thí nghiệm (96 giờ) R2 là 0,97 thể hiện mối tương quan cao giữa nồng độ EDTA và tỷ lệ chết của tôm thẻ chân trắng.

Theo Reaves (2004), nồng độ gây chết 50% trong 96 giờ trên cá của EDTA là 430 mg/L bằng 0,89 lần nồng độ gây chết ở tôm thẻ chân trắng giống. LC50-96 giờ trên loài cá Pimehales promelas là 59,8 mg/L (CAS No: 60-00-4 ), thấp hơn 8 lần so với tôm thẻ chân trắng giống. Cũng theo Reaves (2004), nồng độ này trên Daphnia là 100 mg/L. Các mức nồng độ gây độc của EDTA trên loài

19

623,61 mg/L; LC100: 1.759,67 mg/ L (Arruda, et al. 2010). Trong đó, ở nồng độ gây chết 10% thì thấp hơn tôm thẻ chân trắng giống 32,35 lần, nhưng ở nồng độ gây chết 50% thì cao hơn 1,3 lần, ở nồng độ gây chết 100% thì cao hơn 2,8 lần.

Bảng 3: Nồng độ an toàn và giá trị LC tại các thời điểm của EDTA trên tôm thẻ chân trắng Thời điểm LC10 (mg/L) LC50 (mg/L) LC100 (mg/L) Phương trình tương quan R 2 Nồng độ an toàn 24 giờ 379 579 696 y = 8,7169x - 19,483 0,92 24 mg/L 48 giờ 370 560 669 y = 8,9508x - 19,995 0,92 72 giờ 343 525 631 y = 8,7086x - 19,088 0,84 96 giờ 266 479 618 Y =6,2744x - 12,216 0,97

Thí nghiệm độc tố của EDTA lên nauplius của tôm Penaeus stylirostris

Castille và Lawrence (1981) cho biết khi cho nauplius tiếp xúc với EDTA trong 24 giờ ở nồng độ 1,34 mM sẽ gây chết nauplius, ở nồng độ 0,67mM EDTA sẽ làm giảm tỷ lệ lột xác và ở nồng độ dưới 0,3 mM thì không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tỷ lệ lột xác của chúng.

Nồng độ gây chết 50% của EDTA trên tôm thẻ chân trắng giống khá cao (479 mg/L) so với cá (430 mg/L) và loài giáp xác râu ngành Daphnia (100 mg/L). Khả năng gây độc trên ấu trùng tôm P.stylirostris của EDTA (1,34 mM) cũng cao hơn so với tôm thẻ chân trắng giống. Tuy nhiên đối với A. salina thì nồng độ để gây chết 50% cá thể của EDTA cao hơn tôm thẻ chân trắng giống 1,3 lần (624 mg/L). Điều này chứng tỏ khả năng chịu đựng độc tố của EDTA của tôm thẻ chân trắng L. vannamei cao hơn cá, Daphnia, ấu trùng tôm và thấp hơn so với artemia.

4.3 Kết quả thử khả năng khử độc tính của Fe2+ bởi EDTA lên tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) PL15

Một phần của tài liệu độ độc cấp tính của fe2+, edta và khả năng ức chế độc tính của fe2+ bởi edta lên tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) giai đoạn giống (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)