4.1.Yêu cầu và căn cứ khi xây dựng chiến lược kinh doanh
a. Khái niệm chiến lược kinh doanh:
“Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường và kỳ vọng của các nhà góp vốn…”
Nói cách khác, chiến lược là:
+ Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng) + Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thịtrường, quy mô)
+ Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh trên thịtrường đó (lợi thế).
+ Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái
+ Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)
Ví dụ: Một số chiến lược kinh doanh
- Chiến lược Marketing: Chiến lược giữ vững thị trường, phát triển thị trường, chiến lược sản phẩm mới, khác biệt hóa sản phẩm…
- Chiến lược sản xuất: Hoàn thiện quá trình sản xuất khai thác tiềm năng
công nhân, chất lượng tăng giảm năng lực sản xuất, điều khiển bằng máy tính điện tử.
- Chiến lược nhân sự: Phát huy sáng kiến, linh hoạt hóa tổ chức lao động, hạ
chi phí nhân công…
- Chất lượng tài chính: Ổn định khảnăng thanh toán, chất lượng tăng vốn tự
có, loại bỏ các rủi ro tiền tệ…
b. Yêu cầu và căn cứ khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Yêu cầu:
+ Loại bỏ tính cá nhân hóa: Người đưa ra quyết định chiến lược cuối cùng
thường là thành viên trong ban lãnh đạo hay cá nhân đó nắm quyền cao nhất trong tổ chức. Vì vậy, chiến lược đưa ra cần yêu cầu không có tính cá nhân trong đó:
+ Phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp
- Căn cứ:
+ Thông tin sẵn có trong nội bộ doanh nghiệp + Thông tin từ việc phân tích môi trường vi mô
+ Thông tin phân tích môi trường vĩ mô
4.2 Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh
a. Chiến lược cấp tổ chức.
Chiến lược cấp tổ chức do bộ phận quản trị cấp cao nhất vạch ra nhằm nắm bắt được những mối quan tâm và hoạt động trong một tổ chức. Ở cấp này các câu hỏi thường được đặt ra là: Tổ chức nên hoạt động trong lĩnh vực nào, mục tiêu và kỳ vọng trong mỗi lĩnh vực đó, phân bổ những nguồn lực ra sao để đạt được mục tiêu đó?....
Ví dụ: Khi vạch ra chiến lược cấp tổ chức cho một doanh nghiệp, trước hết doanh nghiệp đó sẽ phải xác định xem lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó cụ
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái
thể là gì? Sản xuất, phân phối tiêu thụ hay kinh doanh dịch vụ? Rồi doanh nghiệp sẽ phải đề ra kế hoạch định hướng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời
gian dài, sau đó mới tính đến việc phân bổ các nguồn lực để thực hiện kể chiến
lược đó cho hợp lý.
b. Chiến lược cấp ngành.
Chiến lược cấp ngành chỉ quan tâm đến hoạt động trong một ngành (một lĩnh vực hoạt động) của tổ chức. Các câu hỏi thường được đặt ra ở đây là: lĩnh vực này của tổ chức có vị trí nào trong môi trường hoạt động của nó? Nên đưa ra
những sản phẩm, dịch vụ nào? Cần hướng vào phục vụ ai? Nguồn lực được phân bổ trong ngành đó ra sao?...
Ví dụ: Khi doanh nghiệp đã quyết định được lĩnh vực hoạt động cụ thể của mình rồi, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ các nguồn lực cần thiết để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và liên tục. Đồng thời trong quá trình này doanh nghiệp cần có sự so sánh doanh nghiệp mình với những doanh nghiệp khác
để thấy được vị trí hiện tại của doanh nghiệp ra sao và cần phải làm gì để có thểđạt
được kết quả tốt hơn.
c. Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược cấp chức năng là bộ phận chiến lược nhỏ nhất, do các vị trí lãnh
đạo cấp thấp hơn đề ra. Bản chất của chiến lược cấp chức năng là chia nhỏ các chiến lược lớn để thực hiện hiệu quả hơn. Cụ thể các chiến lược cấp chức năng như: nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất....được đặt ra trong khuôn khổ một lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
Ví dụ:
- Các chiến lược marketing bao gồm: Chiến lược giữ vững thị trường, phát triển thịtrường, chiến lược sản phẩm mới, chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
- Chiến lược nghiên cứu và phát triển: đề cập đến các vấn đề như: tiến bộ kỹ
thuật, phát triển sáng kiến, thu thập ý tưởng mới, luật bảo hộ bản quyền phát minh sáng chếhay tăng cường trách nhiệm đối với sản phẩm.
- Các chiến lược sản xuất: Hoàn thiện quá trình sản xuất, khai thác tiềm
năng công nhân, chiến lược tăng giảm năng lực sản xuất, điều khiển bằng máy tính
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái
5. SỰ LỰA CHỌN VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 5.1. Những nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh
Để thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân theo các nguyên tắc sau.
- Đoàn kiểm tra phải đầy đủ các thành phần có chuyên môn có thẩm quyền. Có giấy phép kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện đầy đủ các bước thực hiện kiểm định theo đúng trình tự
- Đánh giá sát thực với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp
5.2 Tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh
Tuân thủ các tiêu chuẩn mà nhà nước đã ban hàng trong bộ Luật doanh nghiệp về các tiêu chuẩn thẩm định.
5.3. Phương pháp lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh
Thực hiện đầy đủcác phương pháp kiểm tra, so sánh, đối chiếu.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Doanh nghiệp là gì? ở Việt Nam có những loại hình doanh nghiệp nào phổ biến?
Nêu đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp đó?
2. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Nội dung của việc phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp?
3. Dựa vào những kiến thức đã học phân tích môi trường kinh tế vi mô và vĩ mô một doanh nghiệp cụ thể mà bạn biết? Từđó chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó và đề ra một số giải pháp khắc phục giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quảhơn.
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Chương III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 1. PHÂN TÍCH TÍNH CÂN ĐỐI CỦA CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT 1.1. Ý nghĩa:
- Bổ sung cân đối và nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp là hoạt động quan trọng chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh. Kết quả bổ sung năng lực sản xuất thể hiện bằng việc nâng cao năng lực sản xuất của từng yếu tố sản xuất, cân đối
năng lực sản xuất của các yếu tố, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Đó mới chỉ là bước chuẩn bị đưa các yếu tố sản xuất vào hoạt động. Hoạt động tốt hay không tốt, sử dụng có hiệu quả hay không có hiệu quả, khai thác hết hay không khai thác hết năng lực sản xuất lại bị phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là đánh giá khảnăng tổ chức, quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, kết quả sử dụng từng yếu tố sản xuất và sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ là nhờ các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo và các nghiệp vụ chuyên môn của doanh nghiệp.
- Thông qua phân tích sử dụng từng yếu tố sản xuất sẽ quan sát được mối quan hệ
giữa các yếu tố sản xuất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ biết được những nguyên nhân nào hạn chế, ảnh hưởng đến khai thác năng lực sản xuất của doan nghiệp. Từ kết quả phân tích, doanh nghiệp có thể tìm được các giải pháp thích hợp để khai thác khảnăng tiềm tàng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, làm lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2. Nhiệm vụ.
- Thu thập các số liệu và tài liệu có liên quan đến việc sử dụng các yếu tố sản xuất vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bước cơ bản của công việc phân tích, nếu số liệu và những tài liệu thu thập không đầy đủ hoặc không tin cậy sẽđem lại kết quả phân tích kém hiệu quả.
- Vận dụng các phương pháp phân tích kinh tế, phân tích chi tiết từng yếu tố sản xuất, phát hiện những nguyên nhân ảnh hưởng tích cực hoặc hạn chếđến kết quả
kinh doanh. Kiến nghị những biện pháp xác thực, khai thác tối đa năng lực sản xuất của từng yếu tố, thúc đầy hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao. - Phân tích mối quan hệ tổng hợp sử dụng các yếu tố sản xuất với kết quả sản xuất.
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 2.1 Phân tích tình hình sử dụng sốlượng lao động
Sốlượng cùng với chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quy định quy mô kết quả kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng sốlượng lao
động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sởđó, tìm mọi biện pháp tổ
chức sử dụng lao động tốt nhất.
Tổng số lao động của bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng thường được chia làm 2 loại: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất. Giá trị sức lao động của họđược chuyển trực tiếp vào giá trị sản phẩm.
Lao động gián tiếp là những người làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý và phục vụ
quá trình sản xuất (bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ phòng ban…). Giá trị
sức lao động của họđược chuyển gián tiếp vào giá trị sản phẩm.
Cấu thành của lực lượng lao động là tỷ trọng lao động chiếm trong tổng số. Cấu thành lực lượng lao động hợp lý là sự sắp xếp từng loại lao động ở từng khâu, từng bộ phận đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất. Cấu thành của lực lượng lao động không phải là yếu tố cốđịnh mà có thểthay đổi tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từng ngành nghề. Trong điều kiện hiện nay, cấu thành của lực lượng lao động được coi là hợp lý khi tỷ trọng lao động trực tiếp lớn, còn lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tăng về lao động cần ưu tiên tăng lao động trực tiếp và ngược lại nếu có nhu cầu giảm về lao động cần giảm vềlao động gián tiếp.
Do lực lượng lao động của doanh nghiệp thường xuyên biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi loại lao động có đặc điểm riêng và sự biến động của từng loại có ảnh hưởng khác nhau đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên khi phân tích cần được xem xét riêng từng loại lao động.
Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối về kết quả sử dụng sốlượng lao động.
a. Phân tích sự biến động của lao động trực tiếp.
Sự biến động của lao động trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh, sự thay đổi về lao động trực tiếp luôn kéo theo sự tăng hay giảm của kết quả sản xuất. Vì thế khi phân tích cần xem xét trên hai mặt: Mức biến động tuyệt
đối và mức biến động tương đối của lao động trực tiếp.
- Mức biến động tuyệt đối: Là kết quả so sánh giữa số công nhân sản xuất thực tế với số công nhân sản xuất kế hoạch, để biết được mức độ thực hiện kế
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái hoạch về số công nhân. ∆T = T1 – T0 Trong đó: ∆T: Biến động tuyệt đối về sốlao động trực tiếp. T1 : Sốlao động trực tiếp kỳ thực tế. T0 : Sốlao động trực tiếp kỳ kế hoạch. Nếu: ∆T > 0: Sốlao động trực tiếp đã tăng. ∆T = 0: Sốlao động trực tiếp không đổi ∆T < 0: Sốlao động trực tiếp đã giảm.
Căn cứ vào sự biến động tuyệt đối về sốlao động mới chỉ cho biết số công nhân sản xuất thực tếtăng hay giảm bao nhiêu người so với kế hoạch mà chưa đánh giá được việc sử dụng lao động có hiệu quả không.
- Mức biến động tương đối: Là kết quả so sánh giữa số công nhân sản xuất thực tế với số công nhân kế hoạch đã điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết so với kế hoạch doanh nghiệp đã sử
dụng tiết kiệm hay lãng phí lao động trực tiếp. Cụ thể có thể xác định như
sau: 0 1 0 1 Gs Gs T T T Trong đó :
∆T’: Là sựtăng, giảm tương đối về sốlao động trực tiếp Gs1 : Giá trị sản xuất thực tế.
Gs0 : Giá trị sản xuất kế hoạch. Nếu:
∆T’ > 0: Chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí lao động.
∆T’ = 0: Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp không đổi.
∆T’ < 0: Chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm lao động
Như vậy, khi phân tích sự biến động của lực lượng lao động, căn cứ vào sự biến
động tuyệt đối và sự biến động tương đối người ta có thể đánh giá được việc
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái
b. Phân tích sự biến động của lao động gián tiếp.
Số lao động gián tiếp tăng hay giảm không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, do đó khi phân tích sự biến động của loại lao động này chỉ xem xét sự biến
động tuyệt đối.
∆t = t1 – t0
Trong đó:
∆t: Sốtăng giảm tuyệt đối vềlao động gián tiếp t1 : Sốlao động gián tiếp kỳ thực tế.
t0 : Sốlao động gián tiếp kỳ kế hoạch. Nếu:
∆t > 0: Chứng tỏ số lao động gián tiếp đã tăng lên, tình hình này thường dẫn
đến bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả. Để có kết luận phải căn cứ vào
định mức sử dụng lao động, quy mô…
∆t = 0: Chứng tỏ số lao động gián tiếp không đổi
∆t < 0: Chứng tỏ số lao động gián tiếp đã giảm đi. Nếu công tác quản lý và phục vụ quá trình sản xuất vẫn bình thường thì đó là biểu hiện tốt và ngược lại.
Ví dụ: Hãy phân tích tình hình sử dụng sốlượng lao động theo tài liệu sau:
Chỉ tiêu Kỳ kế hoạch Kỳ thực tế 1. Giá trị sản xuất ( tr.đ) 5.000 5.200 2. Tổng sốlao động (người) 1.000 970 Trong đó: - Trực tiếp 870 856 - Gián tiếp 130 114