Tính dễ bị tổn thương thể hiện ở khả năng ứng phó với sự thay đổi các yếu tố môi trường vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội, thể chế, chính sách, ... sẽ thay đổi mạnh cả theo thời gian và không gian trong phạm vi địa phương và cộng đồng trong thế kỷ 21. Mức độ tác động của các yếu tố, hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan và tai biến tới con người, cộng đồng, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, đô thị, tài nguyên - môi trường... sẽ tăng lên trong thế kỷ này nhưng TDBTT thì tăng ở khu vực này nhưng lại giảm ở khu vực khác,... Không chỉ có các yếu tố của BĐKH mà sự biến đổi về cấu trúc hoặc thành phần của hệ thống kinh tế - xã hội - sinh thái có ảnh hưởng tới khả năng thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, nhất với các hiện tượng khí hậu cực đoan.
Quản lý rủi ro và chiến lược thích ứng với BĐKH phụ thuộc nhiều vào mô hình, triết lý phát triển, mực độ hợp lý sủ dụng tài nguyên, trình độ kinh tế, xã hội, nhất là thể chế chính sách, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, tư duy, phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,… Những yếu tố trên ảnh hưởng mạnh tới PTBV và chính PTBV cũng quyết địn tới sự thành công của những hoạt động này. Hạn chế những yếu ảnh hưởng tới tổn thương như nghèo đói, sử dụng tài nguyên không hợp lý,…cũng làm tăng tính bền vững. Việc tích hợp giảm nhẹ rủi ro do tai biến vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cũng như cách tiếp cận dựa vào khả năng ứng phó, nâng cao năng lực thể chế, tổ chức quản lý thích ứng, tăng cường khả năng ứng phó của hệ sinh thái đối với các hiện tượng khí hậu cực đoan và tai biến cũng như giảm các áp lực không liên quan tới BĐKH tới các hệ sinh thái nhạy cảm… cũng là những nội dung quan trọng của PTBV và giảmTDBTT.
PTBV tạo điều kiện và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KHCN trong việc phòng tránh, giảm nhẹ tai biến, giảm thải phát thải khí nhà kính (nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh), nâng cao dân trí, khả năng ứng phó với tai biến, tạo sinh kế bền vững, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên môi trưòng. Chính các yếu tố này góp phần làm giảm tổn thương.