Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG (Trang 29 - 31)

Bảng 3-9 Chỉ tiêu

3.4.2. Phân tích khả năng thanh toán

Để biết được tình trạng tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không, từ đó dự đoán khả năng tồn tại, phát triển thì cần phải xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán là khả năng chi trả các khoản nợ vay bằng tiền vốn của doanh nghiệp, nói cách khác nó phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản mà doanh nghiệp có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản doanh nghiệp phải thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính coi là khả quan và ngược lại.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tình trạng sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ là mối quan tâm của bản thân doanh nghiệp mà còn của nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý. Bởi thông qua các hệ số này có thể biết doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ tới hạn hay không.

STT Chỉ tiêu ĐVT CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 CN2016

1 Khoản phải thu đ 21,247,121,000 18,354,608,021 81,072,623,396 59,967,273,974 56,109,952,069

Chỉ số định gốc (%) 100 86.39 381.57 282.24 264.08

Chỉ số liên hoàn (%) 100 86.39 441.70 73.97 93.57

2 Khoản phải trả đ 87,726,575,447 103,109,020,941 164,960,903,661 130,462,523,492 129,276,902,509

Chỉ số định gốc (%) 100 117.53 188.04 148.71 147.36

Ta đi sâu vào phân tích khả năng thanh toán của Công ty thông qua các chỉ tiêu sau:

a. Vốn luân chuyển

Là lượng vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời với việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Nếu doanh nghiệp có vốn luân chuyển lớn hơn 0, điều đó chứng tỏ dư thừ vốn dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn với doanh nghiệp vì nó cho phép doanh nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp ngược lại, khi doanh nghiệp có vốn luân chuyển lớn hơn 0, tức doanh nghiệp đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Đây là chính sách không đem lại sự an toàn ổn định.

Bảng phân tích sự biến động của vốn luân chuyển

Bảng 3-12 Chỉ tiêu ĐVT CN2012 CN2013 CN2014 CN2015 CN2016 Vốn ngắn hạn Đ 61,066,963,746 79,886,707,173 144,999,437,88 8 120,114,208,444 113,885,716,949 Nợ ngắn hạn Đ 57,226,575,447 73,609,020,941 141,260,903,66 1 112,962,523,492 111,776,902,509 Vốn luân chuyển Đ 3,840,388,299 6,277,686,232 3,738,534,227 7,151,684,952 2,108,814,440 Chỉ số định gốc % 100 163.46 97.35 186.22 54.91 Chỉ số liên hoàn % 100 163.46 59.55 191.30 29.49

Qua bảng phân tích 3-12 ta thấy vốn luân chuyển không tăng đều trong cả giai đoạn,điều này cho thấy tình hình tài chính của Công ty biến chuyển không ổn định. Doanh nghiệp cần xem xét để cải thiện tình hình về nguồn vốn này. Trong năm 2016 nguồn vốn này giảm còn 2.108.814.440 đồng so với năm 2015 đã giảm 70,51%,cho thấy năm 2016 tình hình tài chính của công ty chuyển biến xấu so với các năm trước.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w