Kết luận về quyền sống
− Ở Việt Nam, quyền sống được trực tiếp quy định kể từ Hiến pháp năm 2013, tuy nhiên đã được bảo vệ từ lâu
trong hệ thống pháp luật thông qua các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm, cũng như các quyền được trợ giúp của những cá nhân và nhóm yếu thế. Nhìn chung, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đã tương thích với những nguyên tắc cơ bản về quyền sống trong luật quốc tế. Mặc dù vậy, giống như nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam vẫn cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện và tương thích ở mức độ cao hơn với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền này. Những sửa đổi, bổ sung cần thiết, như đã nêu ở phần trên, chủ yếu tập trung vào vấn đề cốt lõi nhất của quyền sống, đó là hình phạt tử hình.
− Hiện nay thế giới đang đứng trước rất nhiều thách thức mang tính chất thời đại như tranh chấp lãnh thổ, nguy cơ về thảm họa môi trường, nguy cơ về sự suy giảm nguồn năng lượng...thì một trong những thách thức lớn hiện nay đó là tình trạng bạo lực mang tính chất diệt chủng của nhóm phiến quân Hồi giáo IS. Hành động bạo lực của nhóm phiến quân Hồi giáo IS mang tính chất diệt chủng, coi thường quyền được sống-một trong những quyền cơ bản của con người được đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng như các quốc gia là thành viên thừa nhận. Các hành vi vũ lực nhằm tước đoạt mạng sống của nhóm phiến quân Hồi giáo này dù xét trên phương diện nào thì cũng mang tính chất phi nhân tính, xâm phạm đến nhân quyền. Thủ đoạn của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng này, đó là sẵn sàng giết bất kỳ người nào mà không cần lý do, với những hình thức hung bạo hơn thời kỳ trung cổ như treo cổ, cắt đầu, đốt cháy, ném đá,...đối với những ai mà chúng cho là có tư tưởng đối lập.
− Rõ ràng, việc quy định quyền được bảo đảm, và thừa nhận về quyền sống trong hiến pháp có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, là căn cứ pháp lý cho mỗi quốc gia, để từ đó mỗi quốc gia có sự bảo vệ tốt nhất các quyền cơ bản của mỗi người dân.