Để dự tính tỉ lệ xuất vườn tôi dựa vào các chỉ tiêu về chiều cao vút ngọn,
đường kính cổ rễ, số lá, tình hình sinh trưởng của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm.
Kết quả tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu và cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của
cây Gáo được thể hiện ở bảng 4.13 và hình 4.4; 4.5; 4.6:
Bảng 4.13: Kết quả tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu và cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Gáo
CTTN Số lượng cây điều tra (cây) Chất lượng Tỉ lệ cây con đạt tiêu chuẩn Tốt TB Xấu SL % SL % SL % (%)Tốt + TB I 90 52 58,89 21 23,33 16 17,78 82,22 II 90 43 46,67 28 31,11 20 22,22 77,78 III 90 37 41,11 27 30,00 26 28,89 71,11 IV 90 38 42,22 24 26,67 28 31,11 68,89
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm
Qua bảng 4.13 và hình 4.4; 4.5; 4.6 cho thấy: ở các công thức khác nhau thì tỉ lệ cây con xuất vườn khác nhau.
Ở công thức thí nghiệm I ta thấy có tỉ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất với 82,22%, trong đó số cây tốt là 52 chiếm 58,89% và cây trung bình có 21 cây chiếm 23,33%.
Ở công thức thí nghiệm II ta thấy có tỉ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn đứng thứ 2 với 77,78%, trong đó số cây tốt là 42 chiếm 46,67% và cây trung bình có 28 cây chiếm 31,11%.
Ở công thức thí nghiệm III ta thấy có tỉ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn đứng thứ 3 với 71,11%, trong đó số cây tốt là 37 chiếm 41,11% và cây trung bình có 27 cây chiếm 30%.
Ở công thức IV cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn là thấp nhất với 68,89% trong đó có 38 cây tốt chiếm 42,22%, cây trung bình có 24 cây chiếm 26,67%.
Như vậy sử dụng phân bón lá cho cây Gáo giai đoạn vườn ươm có tỷ lệ
cây xuất vườn ở các công thức thí nghiệm được sắp xếp như sau: I > II > III > IV
Công thức I
Phân FERTI ANINO
Công thức II
Phân KOMIX
Công thức III Phân siêu lân
Công thức IV Phân ATONIK
Hình 4.6: Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến sinh trưởng của cây Gáo giai đoạn vườn ươm
PHẦN 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân bón lá đến sinh trưởng của cây Gáo trong giai đoạn vườn ươm, có một số kết luận sau:
1) Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến sinh trưởng chiều cao trung bình (H vn) của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm:
Công thức 1 (Phân FERTI ANINO) có Hvn đạt là 8,87cm. Công thức 2 (Phân KOMIX) có Hvn đạt là 7,88cm.
Công thức 3 (Phân siêu lân) có Hvn đạt là 7,07cm. Công thức 4(Phân ATONIK) có Hvn đạt là 6,88cm
2) Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến sinh trưởng đường kính cổ rễ trung bình (D00) của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm:
Công thức 1 (Phân FERTI ANINO) có D 00đạt là 0,26cm Công thức 2 (Phân KOMIX) có D00đạt là 0,22cm
Công thức 3(Phân siêu lân) có D 00đạt là 0,20cm Công thức 4(Phân ATONIK) có D 00đạt là 0,19 cm
3) Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến số lá trung bình của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm:
Công thức 1(Phân FERTI ANINO) có số lá trung bình đạt là 9,4 lá. Công thức 2 (Phân KOMIX) có số lá trung bình đạt là 8,0 lá
Công thức 3 (Phân siêu lân) có số lá trung bình đạt là 7,3 lá Công thức 4(Phân ATONIK) có số lá trung bình đạt là 7,1 lá
4) Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến tỷ lệ xuất vườn của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm:
Công thức 1 đạt 82,22% Công thức 2 đạt 77,78% Công thức 3 đạt 71,11% Công thức 4 đạt 68,89%.
5.2. Tồn tại
Đề tài chưa thử nghiệm được các phương pháp bón phân, loại phân bón lá mới chỉ nghiên cứu được 4 loại phân bón lá.
5.3. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, trong gieo ươm loài cây Gáo nên sử
dụng phân bón FERTI ANINO trong chăm sóc để rút ngắn thời gian nuôi cây trong vườn ươm.
Cần thử nghiệm thêm với một số loại phân khác khác đối với loài cây Gáo ở giai đoạn vườn ươm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Bình, 2002. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh
thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm
2. Hoàng Công Đãng, 2000. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội
3. Nguyễn Minh Đường, 1985. Nghiên cứu gây trồng Dầu, Sao, Vên vên trên các dạng đất đai trống trọc còn khả năng sản xuất gỗ lớn gỗ quý. Báo cáo
khoa học 01.9.3. Phân viện Lâm nghiệp phía Nam
4. Ngô Kim Khôi, 1998, Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
5. Nguyễn Quý Mạnh, 2000. Tài nguyên sinh vật đất và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất NxbNN. Bài “Vai trò của phân bón trong thâm canh các cây trồng ở Việt Nam” trang 214-220. GS.TS. Bùi Đình Dinh. 6. Nguyễn Thị Cẩm Nhung, 2006. Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo
ươm cây Huỷnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị.
Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh
7. Nguyễn Xuân Quát, 1985. Thông nhựa ở Việt Nam - Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
8. FAO, 1994. “Sổ tay phân phối phân bón”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
9. Lê Văn Tri, 2004. “Phân phức hợp hữu cơ vi sinh”, Nxb Nông Nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh
10. Nguyễn Văn Sở, 2004. Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
11.Trung tâm khuyến Nông Trung Ương, 2012. “Sử dụng phân bón hợp lý”.
Tài liệu tập huấn.
12. Mai Quang Trường, Lương Thị Anh, 2007, Giáo trình trồng rừng, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
13. nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/39374/Cay-ty-phu.aspx
II. Tiếng Anh
14.Thomas D. Landis, 1985. Mineral nutrition as an index of seedling
quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, and
predictive abilities of major tests. Workshop held October 16-18, 1984.