0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

3.GIỚI HẠN VẤN ĐỀ:

Một phần của tài liệu HƯỚNG TIẾP CẬN HIỆN THỰC QUA SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 29 -30 )

DẪN LUẬN

3.GIỚI HẠN VẤN ĐỀ:

ai phủ nhận được sự đóng góp của ông trong lãnh vực sáng tác đối với sự phát triển nền văn chương hiện đại của nước nhà, nhất là vai trò đi tiên phong của ông trong thể loại truyện lịch sử viết cho thiếu nhi. Ở lãnh vực tiểu thuyết, Nguyễn Huy Tưởng đã đạt nhiều thành tựu trong việc thể hiện cảm hứng sử thi, dù là khai thác đề tài chiến đấu hay xây dựng hòa bình, đặc biệt ông đã khai thác thành công cái không gian nghệ thuật Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Riêng ở lãnh vực kịch, Nguyễn Huy tưởng đã khẳng định được vị trí đi đầu trong nền kịch mới của nước nhà. Tuy nhiên, sự đánh giá Toản bộ các trước tác của ông vẫn chưa đạt được sự thống nhất.

Những khắc khoải về nghệ thuật kéo dài suốt đời văn của Nguyễn Huy Tưởng thật đáng quí, không dể ai cũng có. Phải là người có cốt cách nghệ sĩ và một tầm nhìn văn hóa thì mới có được sự nhạy cảm và cả sự dũng cảm như Nguyễn Huy Tưởng. Do từ lâu ta vốn quen gắn sứ mệnh của nghệ thuật với các yêu cầu của chính trị, của cách mạng, nên đã quên đi rằng bản thân nghệ thuật cũng có các nhu cầu tự nó, cũng phải phát triển chính bản thân nó, và chính ở sự phát triển này mà nghệ thuật trở thành sự kết tinh, sự thăng hoa những khả năng sáng tạo của con người.

Luận văn này nhằm đi vào tìm hiểu những vấn đề mà tác giả đã quan tâm, ngõ hầu có thể hiểu được tường tận tấm lòng của nhà văn đồng thời là một nhà văn hóa nơi Nguyễn Huy Tưởng. Cụ thể là chúng tôi đi vào tìm hiểu những phương diện nội dung trong các sáng tác thuộc thể loại truyện và kịch bản sân khấu của Nguyễn Huy Tưởng, từ khi ông khởi đầu văn nghiệp cho tới lúc ông qua đời. Còn một số vấn đề về nghệ thuật trong văn chương Nguyễn Huy Tưởng, thực chất cũng là một đề tài hấp đẫn, chúng tôi chưa có điều kiện đề cập đến ở luận văn này. Nếu sau này có điều kiện, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu tiếp để góp phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm văn chương của một tác gia tiêu biểu cho nền văn học hiện đại của nước nhà.

30

Và để tiếp cận chân lý khoa học, hiển nhiên không phải chỉ có một con đường. Ở đây, với yêu cầu của một luận văn cao học, cũng như khả năng còn hạn chế của mình, chúng tôi giới hạn đề tài nghiên cứu trong việc tìm hiểu các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch bản sân khấu của Nguyễn Huy Tưởng thể hiện ở các đặc điểm nội dung:

- Cảm hứng yêu nước đã chi phối sâu sắc ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng khi ông chọn Hà Nội làm không gian nghệ thuật cho khá nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông. Trong các tác phẩm đó, Hà Nội hiện ra như một loại hình tượng nghệ thuật thực sự, gắn kết chặt chẽ với con người qua những bước đi thăng, trầm của lịch sử. Đó là cái không gian mà ông yêu quí nhất. Bên cạnh úo là chân dung các nhân vật được ông khắc họa đậm nét với các phẩm chất truyền thống của dân tộc. Điều này làm lộ rõ niềm tự hào nơi tác giả về đất nước và nhân dân của mình.

- Đề tài sở trường của Nguyễn Huy Tưởng vốn là lịch sử. Các tác phẩm của ông, dù là tiểu thuyết hay kịch cũng đều thấm đượm chất sử thi. Là một người say mê lý tưởng và rất lạc quan tin vào bản chất tốt đẹp của con người, Nguyễn Huy Tưởng rất hâm mộ những người dám sống chết cho một lý tưởng, một đại nghĩa, sống trong thời đại đầy bão táp, giữa một hiện thực ngồn ngộn những chất liệu quí báu, Nguyễn Huy Tưởng đã viết được nên những thiên anh hùng ca, những trang sử vàng; mà bao nhiêu người đã viết ra trong đời thật bằng xương máu và mồ hôi của mình.

- Tấm lòng đôn hậu giàu yêu thương của Nguyễn Huy Tưởng đã đưa ông đến với lứa tuổi thơ như tất nhiên phải thế. Phục vụ cho lớp độc giả này, nhà văn xác định rõ: cần phải nuôi dưỡng tâm hồn các em bằng những giá trị tinh thần truyền thống, đó là chất dinh dưỡng không thể thiếu để các em lớn lên làm người Việt Nam. Mặt khác, qua các trang văn đầy suy tư, trăn trở của ông còn là một tấm lòng thiết tha với nghiệp văn. Người nghệ sĩ có tầm nhìn văn hóa ấy bộc lộ niềm khao khát cái đẹp không chỉ ở hình tượng nhân vật Vũ Như Tô đầy sức uống, mà còn được bộc lộ qua tư thế nhà văn khi thẳng thắn chỉ ra những cái chưa được trong lòng xã hội mới đang được dựng xây.

4.NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN VĂN:

Một phần của tài liệu HƯỚNG TIẾP CẬN HIỆN THỰC QUA SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 29 -30 )

×