Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3e sử dụng phet simulations (Trang 137 - 141)

Kết quả thực nghiệm cho thấy, mô hình dạy học 3E có thể áp dụng được và có khả năng mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.

- Mô hình này tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh thể hiện kiến thức của mình cũng như việc các em có thể tự chiếm lĩnh kiến thức mới cho mình thông qua việc

138

tiến hành các thí nghiệm ở giai đoạn đầu tiên của mô hình. Ngoài ra, mỗi học sinh còn có khả năng mở rộng và củng cố kiến thức thông qua giai đoạn cuối của mô hình học tập này. Từ đó, học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng như kỹ năng dự đoán hiện tượng, dự đoán diễn biến hiện tượng thí nghiệm, kỹ năng thảo luận, làm việc nhóm…

- Mô hình dạy học 3E đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu bài học. Tuy nhiên, mô hình này chỉ mới được áp dụng ở hai lớp nên kết quả thực nghiệm chưa thể hiện được đầy đủ các ưu điểm và cũng còn nhiều điều chưa thực hiện được như mong muốn.

- Do hạn chế về thời gian, học sinh chưa quen với mô hình học tập mới nên kết quả làm việc của các em chưa đạt kết quả tốt.

- Để mỗi tiết học được tổ chức theo chu trình học tập 3E đạt kết quả cao nhất thì đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm giảng dạy và có trình độ chuyên môn nhất định và thuần thục nhiều kỹ năng: kỹ năng tổ chức làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức thảo luận, tranh luận theo nhóm, kỹ năng điều khiển lớp học, kỹ năng định hương để học sinh đi đến kết luận chính xác và nhanh nhất…cùng nhiều kỹ năng khác.

Mặc dù việc tiến hành thực nghiệm chưa đạt được kết quả nhưng mong muốn nhưng tôi tin rằng nếu có thể khắc phục các khuyết điểm và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa các ưu điểm vốn có của mô hình dạy học theo chu trình thì chúng ta sẽ thu được kết quả ngoài cả mong đợi.

139

KẾT LUẬN

Các vấn đề đã thực hiện được trong đề tài:

- Trình bày được cơ sở lý luận của mô hình tổ chức dạy – học theo chu trình 3E. - Giới thiệu được về công cụ mới hỗ trợ tổ chức dạy – học là PhET Simulations. - Trên cơ sở lý luận về dạy – học theo chu trình tôi đã soạn được bốn bài giáo án mẫu áp dụng dạy học theo chu trình với sự hỗ trợ của PhET Simulations.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Lê Quý Đôn. Kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình này là một mô hình mới hoàn toàn có thể áp dụng tốt ở Việt Nam và cho kết quả khả quan.

Mặc dù đề tài này được tôi thực hiện với tinh thần làm việc hết sức nghiêm túc và tiến hành rất cẩn thận nhưng vẫn không thể tránh được nhiều thiếu sót. Tôi hi vọng nếu có điều kiện thực hiện tiếp tục đề tài tôi sẽ hoàn thành tốt hơn nữa và sẽ khắc phục những hạn chế cũng như phát huy tối đa mọi ưu điểm của phương pháp để thu được kết quả cao hơn trong những đề tài kế tiếp.

140

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Rodger W. Bybee et al., (2006), The BSCS 5E Instructional Model: Origins and

Effectiveness.

[2]. Trần Thị Hải, (2009), Tổ chức dạy học dự án các nội dung kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” – sách giáo khoa vật lý 11, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hà Nội.

[3]. Phạm Thị Thu Hằng, (2009), Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm Vật lý 10 ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của việc dạy học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Tp. HCM, Tp. HCM.

[4]. Bùi Quang Hân, Trần Văn Bồi, Nguyễn Văn Minh, Phạm Ngọc Tiến, (2003),

Giải toán Vật lý 11 tập hai, Sách tham khảo, Nhà xuất bản Giáo dục.

[5]. Nguyến Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn trần Trác, (2008), Vật lý 11 nâng cao, Sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục.

[6]. Nguyến Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn trần Trác, (2010), Vật lý 11 nâng cao, Sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục.

[7]. Lê Thị Hoài Phương, (2011), Áp dụng mô hình dạy – học với sự hỗ trợ của website vào dạy học chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 THPT nâng cao,

Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Tp. HCM, Tp. HCM.

[8]. Huỳnh Thị Kim Thoa, (2009), Phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” thuộc chương trình Vật lý cao đẳng sư phạm thông qua việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM, Tp. HCM.

[9]. Đặng Hoàng Thủy Tiên, (2011), Vận dụng mô hình học tập trên cơ sở vấn đề (Problem based learning) vào tổ chức dạy học các chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” Vật lý 10 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học. Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Tp. HCM.

141

[10]. Trần Thị Xuân, (2009), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học giải quyết vấn đề chương “ Động lực học chất điểm” – Vật lý 10 theo chương trình chuẩn, luận văn thach giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Thành phố Vinh. [11]. Một số trang web: http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.15&script=viewdoc&view=469&opt=brpage http://phet.colorado.edu/vi/simulation/generator dnulib.edu.vn:1025/collect/caulacbo/index/assoc/...dir/doc.pdf http://PhET.colorado.edu http://phet.colorado.edu/vi/simulation/bending-light http://www.mediafire.com/?a4cwk3dsxnis7n2 http://www.mediafire.com/?35a9ttt1d9923k6

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3e sử dụng phet simulations (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)