CTRCN LO DOT

Một phần của tài liệu DO AN TK KHI CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP Kỹ Thuật Môi Trường (Trang 27 - 29)

LO DOT BUONG LANG BUI XYCLON CHUM THAP RONG THIET BI TACH NGUNG TU ONG KHOI BOM BOM BOM BOM CA(OH)2 NUOC MOI TRUNG HOA TRUNG HOA TRO BE LANG EP BUN CHUYEN DI XU LY BUN THAP HAP PHU SU DUNG CHO MUC DICH CAN THIET

Hình 2-3: Sơ đồ công nghệ xử lý ô nhiễm không khí

 Thuyết minh sơ đồ

Khói thải sau khi ra khỏi buồng đốt có nhiệt độ cao, cần phải hạ nhiệt độ của khói thải để giúp quá trình xử lý tiếp theo được dễ dàng hơn, giảm nhiệt độ xuống dưới 3000C để tránh sự hình thành các độc chất Dioxin/Furan. Nhưng đề bài đã cho t=3000C chứng. Vì vậy hạ nhiệt độ khí thải không phải là vấn đề quá quan trọng nữa. Chọn thiết bị buồng lắng mục đích để loại bỏ những bụi thô kích thước >40µm, giảm tải cho công đoạn xử lý bụi tiếp theo và giảm một phần nhiệt độ khí thải. Sử dụng buồng kín trong đó vận tốc dòng khí thay đổi tới một giá trị nào đó, đủ cho các hạt bụi tách ra khỏi hỗn hợp.

Khí thoát ra khỏi thiết bị buồng lắng đi vào thiết bị xử lý bụi xyclon. Chọn thiết bị xyclon khô, có thể loại bỏ được bụi có kích thước rất nhỏ >5µm (65-95%). Mục đích chính của thiết bị là lọc bụi tinh. Tận dụng lực ly tâm của dòng khí vào thiết bị theo phương tiếp tuyến. Hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng bị văng về phía thành của hình trụ cyclon rồi chạm vào đó và được tách ra khỏi dòng khí. Dưới tác dụng của trọng lực, các hạt bụi này sẽ rơi xuống đáy phểu thu bụi ở dưới xyclon.

Hình 2-5: Xyclon

Công đoạn tiếp theo. Khí thải của lò đốt chứa nhiều chất độc hại nên sau khi qua thiết bị xyclon khí thải tiếp tục qua thiết bị hấp thụ. Chọn tháp rửa khí rỗng để xử lý khói thải. Tháp có dạng hình trụ đặt thẳng đứng, được sử dụng dựa trên nguyên tắc tạo ra sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chất ô nhiễm với các hạt dung dịch hấp thụ, được phun từ trên xuống dưới dạng sương bụi. Dung dịch thường được dùng làm tác nhân hấp thụ la Ca(OH)2, nó có giá thành rẻ và hấp thụ tốt các chất ô nhiễm dạng khí trong lò..Hình 2-3”

Vì trong thành phần khí thải có benzen nên chọn thiết bị xử lý khí cuối cùng là tháp hấp phụ, dùng than hoạt tính. Benzen sẽ được hấp phụ khi dòng khí đi qua lớp than hoạt tính.

Sau khi qua hệ thống xử lý trên khí thải được đi qua ống khói và thải ra ngoài môi trường, với nồng độ các chất độc hại đạt QCVN 30:2009/BTNMT.

Hỗn hợp bùn thải ra từ thiết bị buồng lắng, cyclon, tháp rỗng được đưa đến bể lắng tách khỏi nước bã sẽ được đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh hay làm phân bón. Sau khi lắng bùn cặn tại bể lắng nước được tận dụng lại, có trung hòa với nước mới và được cấp lại cho các thiết bị cần thiết”hình vẽ 2-3”.

Một phần của tài liệu DO AN TK KHI CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP Kỹ Thuật Môi Trường (Trang 27 - 29)