Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần hưng đạo container hải phòng (Trang 35 - 36)

ĐẠO CONTAINER

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là bộ phận cấu thành lên vốn kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy hiệu quả sử dụng vốn này có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đề đầu tư cho TSCĐ thì vốn thường lớn do đó doanh nghiệp cũng cần được tài trợ từ bên ngoài vì thế đây là một khoản mà doanh nghiệp cần hoàn trả.

Để nâng cao hơn nữa hiệu suất này công ty cần chú ý tới một số biện pháp sau đây : - Trước hết phải xác định đúng đắn phương hướng đầu tư vốn.

Phải xuất phát từ phương hướng bố trí cơ cấu sản phẩm để xác định cơ cấu đầu tư cho phù hợp, trên cơ sở đó lựa chọn phương án đầu tư vốn tối ưu. Vốn xây dựng cơ bản trong từng giai đoạn cần tập trung vào sản phẩm gì, ở vùng nào, nhắm tới thị trường nào cần được tính toán và lựa chọn một cách đúng đắn.

- Trong đầu tư vốn, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khôi phục, cải tạo và xây dựng mới một cách hài hoà và có hiệu quả. Đầu tư vốn phải tập trung, thi công dứt điểm sớm đưa vào sản xuất nhằm phát huy tác dụng tốt của vốn đầu tư.

- Xây dựng cơ cấu vốn cố định hợp lý bao gồm cơ cấu vốn cố định có tính chất sản xuất và phi sản xuất vật chất, cơ cấu hợp lý các yếu tố trong vốn cố định để sử dụng đầyđủ và có hiệu quả các tài sản cố định đã được trang bị, tránh tình trạng mất cân đối trong dây chuyền sản xuất, gây nên lãng phí lớn. Thực hiện tốt khấu hao tài sản cố định và quỹ khấu hao. Coi trọng việc cải tạo, trang bị lại máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định trong các doanh nghiệp nông nghiệp.

- Xây dựng định mức đúng đắn và quản lý vốn lưu động theo địnhmức, quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ, dụng cụ thông thường, chi phí sản xuất dở dang, chi phí chờ phân bổ, thành phẩm, tiền mặt v.v..

- Tổ chức tốt việc cung ứng vật tư, đảm bảo vật tư cần thiết và kịp thời, hạn chế vật tư bị ứ đọng. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất trên đơn vị khối lượng công việc và trên đơn vị sản phẩm. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm và công tác thanh toán để thu hồi vốn kịp thời. Tăng cường công tác kiểm soát tài sản lưu động, nêu cao kỷ luật tài chính, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.

KẾT LUẬN

Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề về khả năng thanh toán là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý nhìn thấy trước được những rủi ro đang tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của mình, chuẩn đoán một cách đúng đắn nguy cơ trước mắt mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện, từ đó có những điều chỉnh kịp thời làm lành mạnh khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp, tạo điều hiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Qua một thời gian thực tập và phân tích về khả năng thanh toán của công ty cổ phần Hưng Đạo Container, nhìn chung em thấy nguồn vốn của công ty được sử dụng tương đối hiệu quả, không gặp rủi ro về khả năng thanh toán. Tuy nhiên công ty cũng nên khắc phục những yếu kém nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần hưng đạo container hải phòng (Trang 35 - 36)