- Robert M Dunn, Jr.
Thu nhập và phúc lợi xã hộ
Trong một nền kinh tế thị trường, một số
người không có các khả năng hoặc các nguồn lực khác để kiếm sống. Trái lại, một số khác lại được hưởng nhiều lợi lộc vì thừa hưởng tài sản hay có tài năng, hoặc do họ biết kết hợp với gia đình và bạn bè về mặt kinh doanh, chính trị hay xã hội.
Chính phủ trong các nền kinh tế thị trường chắc chắn sẽ can thiệp bằng các chương trình tái phân phối thu nhập, và thường hành động với ý định khá rõ ràng là dùng các chính sách thuế để vấn đề phân phối thu nhập sau thuế trở nên công bằng hơn. Những người đề xướng việc tái phân phối mở rộng cho rằng vai trò này của chính phủ khi làm như vậy là nhằm hạn chế việc tập trung tài sản và duy trì sự phân chia quyền lực kinh tế rộng rãi giữa các hộ gia đình, cũng như luật chống độc quyền được thiết kế để duy trì cạnh tranh và phân chia quyền lực và các nguồn lực rộng rãi hơn giữa các nhà sản xuất. Còn những người chống lại các chương trình tái phân phối lớn lại phản đối rằng thuế gia tăng đối với các gia đình có thu nhập cao sẽ làm giảm động cơ làm việc, tích lũy và đầu tư của các nhóm này, và như vậy là làm tổn hại đến toàn bộ nền kinh tế. Những tranh luận về tái phân phối thu nhập đều dựa trên quan điểm cơ bản của con người về thế nào là công bằng và hợp lý. Và trong lĩnh vực này, cả các nhà kinh tế học lẫn các chuyên gia khác nghiên cứu về vấn đề này đều chưa có lập trường nào đặc biệt. Tất cả những gì mà họ có thể làm là tập hợp tài liệu về những gì đã xảy ra đối với việc phân phối thu nhập và tài sản qua thời gian
trong các hệ thống kinh tế khác nhau, và sử dụng các thông tin đó để cố gắng xác định các chính sách khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến các biến số như mức sản lượng, mức tích lũy và đầu tư quốc gia.
Trong thế kỷ này, mọi người đã dần dần