NGUYÊN NHÂN ÁO DÀI NGÀY CÀNG MẤT ĐI BẢN SẮC DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của quá trình hội nhập đất nước đối với văn hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 31)

TỘC

Nguyên nhân thực trạng trên chủ yếu là do có quá nhiều yếu tố bên ngoài tác động làm thay đổi thị hiếu, nhu cầu sử dụng trang phục truyền thống của đại bộ phận người dân. Và với xã hội hiện đại ngày nay, những phong tục tập quán, quan niệm cái đẹp xưa, chưa đủ bản lĩnh để đứng vững trước sự giao thoa của nhiều nền văn hóa ngoại lai từ bên ngoài du nhập vào. Khiến cho thị hiếu thay đổi, quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi.

Bên cạnh đó, thị hiếu của giới trẻ cũng có nhiều thay đổi. Quá trình toàn cầu hóa, thông tin bùng nổ, sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau là xu thế chung của thời đại, thanh niên đã có quan điểm sống cởi mở và hướng ngoại hơn. Cuộc sống hiện đại nhường chỗ cho những bộ trang phục phương Tây tiện dụng, nhiều bạn gái trẻ không còn quan tâm tới thêu thùa váy áo truyền thống. Các bộ trang phục gốc còn lại hầu hết là do các thế hệ đi trước để lại. Sự thay đổi tâm lí cộng đồng cũng thể hiện rõ, trước đây người ta đánh giá một cô gái thông qua trang phục họ tự thêu, số chăn đệm họ tự dệt để mang về nhà chồng nhưng nay ít ai còn quan tâm đến điều đó. Nhiều thanh niên còn ngại ngần khi mặc trang phục của dân tộc mình trước đám đông (người Kinh nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung). Qua đó thấy rõ sự đổi thay về thị hiếu của một bộ phận giới trẻ trong thời kì hội nhập. Thị hiếu chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự mai một của trang phục dân tộc. Cần hiểu rằng, sự thay đổi ấy là điều tất yếu, con người chọn lọc, tiếp thu các thành tố văn hóa phù hợp và hấp dẫn với mình. Bên cạnh đó, cũng có sự giao thoa, học hỏi từ trang phục của dân tộc này với trang phục của dân tộc khác, dẫn tới sự thay đổi trong chất liệu, kiểu dáng, hoa văn trên trang phục truyền thống. Đồng thời, do thị trường hàng hóa phát triển, nhiều yếu tố ngoại lai du nhập thiếu kiểm soát. Bên cạnh đó, thị hiếu thay đổi một cách thiếu định hướng, mà sâu xa là do nhận thức nặng về "mốt" theo thời trang của một bộ phận trong cộng đồng. Có lẽ rằng chúng ta quá thoáng, quá phóng túng khi cứ nghỉ rằng hội nhập là phải hội nhập cho đẳng cấp để rồi mù quáng chạy theo những xu hướng không phù hợp với chính bản thân mình.

Hay ở góc độ người tạo ra sản phẩm văn hóa-nghệ thuật thì có thể thấy rõ một điều là, danh xưng cho những người "có chân" trong đội ngũ này là một "vấn đề". Rất nhiều trong số họ chỉ qua một vài khóa học ngắn hạn đã tự cho mình là "nhà thiết

kế", "nhà tổ chức sự kiện văn hóa-nghệ thuật", để rồi sau đó giới thiệu trước công chúng những hình ảnh phản cảm như đã nói ở trên.

V. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC-TIÊU CỰC

Tác động tích cực:

- Mẫu mã, chất lượng, màu sắc, kiểu dáng, cách thiết kế áo dài ngày càng mới mẻ. Thay vì cổ áo truyền thống tròn, cao, ta có thể thấy hiện nay vô số các kiểu biến thể cổ áo dài như cổ thuyền, cổ sen, cổ tròn thấp, cổ khoét sâu… Tạo nên sự đa dạng phong phú cho trang phục truyền thống.

- Thuận tiện cho người mặc. Cổ áo có thể thấp hơn làm cho người mặc có cảm giác dễ chịu, mát mẻ hơn. Tay áo có thể ngắn hơn giúp cử động thoải mái hơn. Tà áo có thể được cắt ngắn hơn để dễ dàng hơn trong việc di chuyển…

- Phù hợp với người phụ nữ Việt Nam hiện đại nhưng không làm mất đi giá trị truyền thống.

Tác động tiêu cực:

- Làm phai mờ đi nét đẹp truyền thống, có thể bị nhầm lẫn với sườn xám Trung Quốc hay trang phục của những nước khác. Trong một số trường hợp, áo dài được cách tân quá thậm chí hở hang, gây phản cảm. Áo dài không phải nơi để thể hiện tính hở hang gợi cảm đó mà là thể hiện nét duyên thầm, kín đáo và sự e ấp của người phụ nữ, của đôi tà áo. Tuy nhiên, một số người đẹp Việt lại sử dụng áo dài như môt dạng trang phục khoe thân khiến người nhìn thấy phản cảm. Phải thừa nhận rằng, áo dài hiện nay cũng đã khoác lên mình một hình dáng khác với những chiếc áo dài truyền thống ngày xưa. Một số nhà thiết kế đã dựa trên nét đẹp truyền thống và kết hợp hài hòa với nét hiện đại để cho ra đời những mẫu áo dài mới sang trọng và quý phái hơn. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những thiết kế đã lạm dụng quá đà sự “cách tân”, họ cứ nghĩ đang làm mới áo dài nhưng thật ra chỉ là một thứ trang phục “quái thai”, phản cảm nào đó mà thôi!

Và rồi đây khi nhắc đến áo dài Việt Nam bạn bè trên Thế Giới sẽ nghỉ như thế nào? Đau đớn hơn là những người đại diện cho công chúng lại thiếu hiểu biết và thiếu ý thức khi sử dụng quốc phục Việt Nam như vậy.

quá ngắn và đặc biệt là những trang phục nhìn xuyên thấu nội y bên trong. Điều đó không những tác động xấu tới vẻ đẹp của áo dài mà còn làm xấu đi phong tục nền văn hóa của Đất Nước mình.

- Cần nhiều hơn những cuộc thi nét đẹp duyên dáng áo dài Việt không chỉ những người phụ nữ được tham gia mà cả đàn ông cũng có thể tham gia bởi đàn ông khi mặc lên mình bộ áo dài toát lên sự lịch lãm và quyến rũ.

- Dù biết rằng hội nhập là điều tất yếu phải xảy ra trong thời đại này, nhưng mọi thứ đều có con dao hai lưỡi mà chúng ta cần chú ý và cảnh giác. Người Việt Nam cần phải là người tiêu dùng thông minh để sáng suốt lựa chọn cho mình bộ áo dài phù hợp với bản thân. Hãy “HÒA NHẬP NHƯNG KHÔNG HÒA TAN”.

- Thật đẹp biết bao nếu trên đường phố ngoại quốc tung bay những tà áo dài thước tha tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ, đàn ông vì vậy những người bạn VN đang sinh sống ở nước ngoài có quay về quê hương có hay chăng hãy một lần thử nghỉ đến món quà ý nghĩa là những bộ áo dài dành tặng cho người thân, gia đình hoặc bạn bè khi quay lại xứ người. Hãy để áo dài là món quà thân thương mang hơi thở của dân tộc Việt Nam được lan tỏa khắp mọi nơi làm ấm lòng người con xa xứ.

- Không khí xuân đang tràn về nơi đây, nếu có thể hãy sắm cho mình một tà áo dài mang sắc xuân căng tràn sức sống các bạn nhé!

- Bộ áo dài trong ngày cưới tôn lên vẻ đẹp hạnh phúc cô dâu, chú rễ cũng như sự đón chào một cuộc sống mới đầy hứa hẹn và mong chờ. Vì vậy, chúng ta cần nên giữ gìn và phát huy hơn nữa để áo dài thành một trang phục truyền thống tất yếu phải có trong đám cưới người Việt.

- Chuyện trang phục truyền thống không chỉ là ở mỗi việc mặc như thế nào, mà đó là nét văn hóa truyền thống đẹp, đặc sắc của từng dân tộc. Muốn bảo tồn, phát huy những thành tố văn hóa truyền thống ấy trong đời sống có nhiều cách, trong đó rất quan trọng là cần tôn trọng và tạo ra không gian, môi trường văn hóa thích hợp. --Và điều quan trọng nhất đó là ý thức của người dân, những chủ thể sáng tạo và hàng ngày sử dụng sản phẩm mình làm ra đó phải hiểu được giá trị của nó. Do vậy cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để đồng bào hiểu và trân trọng, tự hào về giá trị của những di sản văn hóa dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng, từ đó có ý thức giữ gìn, tôn vinh, tự bảo tồn. Vì thế rất cần sự quan tâm, góp sức nỗ lực, khẩn trương của cả xã hội vì mục đích giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.

Vì những lẽ như trên chúng ta cần có sự chuyển biến về nhận thức, hành động đồng bộ với cả ba đối tượng chủ yếu: Người sáng tạo văn hóa, văn nghệ; người thưởng thức và nhà quản lý

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của quá trình hội nhập đất nước đối với văn hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 31)