1. 4– PHÂN LOẠI ĐẤT VIỆT NAM
2.4.1 DUNG LƯỢNG HẤP PHỤ CATION CỦA ĐẤT
Dung lượng hấp phụ cation của đất là tổng số cation hấp phụ có khả năng trao đổi được và được tính bằng mili đương lượng gam trong 100 gam đất.
SVTH: Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc 16 Dung lượng hấp phụ là đại lượng đặc trưng cho khả năng hấp phụ trao đổi của đất.
Công thức tính: T = S + H
S - tổng số cation kiềm hấp phụ: Ca2+
, Mg2+, K+, Na+, NH4+, trong đó Ca2+
, Mg2+ chiếm ưu thế có thể tới 80% của S.
H - tổng số các cation không kiềm hấp phụ, chủ yếu là H+ và Al3+sinh ra độ chua thủy phân của đất.
T – dung lượng hấp phụ cation của đất (mđl/100g đất)
• Phụ thuộc bản chất keo đất Loại keo T (mđl/100g đất) Fe(OH)3 và Al(OH)3 Rất bé Kaonilit 5 – 15 Monmorilonit 80 – 150 Illit 30 – 40 Axit mùn 350 - 500
• Phụ thuộc vào tỉ số SiO2/R2O3, tỉ lệ này càng cao thì dung lượng hấp phụ cation càng lớn.
SiO2/R2O3 3,18 2,68 1,98 1,4 0,42
T (mđl/100g đất) 70,9 42,6 21,5 7,7 2,1
Đa số các loại đất ở nước ta khoáng sét chủ yếu là kaolinit nên dung lượng hấp phụ cation của đất thấp - khả năng hấp phụ kém.
• Phụ thuộc vào thành phần cơ giới đất (tỉ lệ keo sét).
Cấp hạt (mm) 0,25 – 0,005 0,005 – 0,001 0,001 – 0,00025 < 0,00025
T (mđl/100g đất) 0,3 15 37,2 69,9
Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu sét thường có dung lượng hấp phụ cation lớn. Đất cát có dung lượng hấp phụ cation thấp cũng là một nguyên nhân chóng bị
SVTH: Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc 17 thoái hóa trở thành các loại đất bạc màu vì các chất không được đất hấp phụ sẽ dễ bị rửa trôi.
• Phụ thuộc vào pH môi trường.
pH Loại keo
2,5 – 6 >7
Kaolinit T = 4 T = 10
Monmorilonit T = 95 T = 100
pH đất tăng thì dung lượng hấp phụ cation cũng tăng.
Hầu hết các loại đất Việt Nam đều có dung lượng hấp phụ cation thấp, riêng đất macgalit – feralit có dung lượng hấp phụ cation cao do đất giàu keo monmorilonit, giàu mùn, giàu Ca2+, Mg2+, thành phần cơ giới đất nặng.
Loại đất T (mđl/100g đất)
Đất đỏ nâu trên bazan 8 – 10 Đất đỏ vàng trên phiến sét 7 – 8 Đất đỏ trên đá vôi 6 – 9 Đất đỏ vàng trên Liparit (Ryolit) 4 – 5 Macgalit feralit 30 – 40 Đất phù sa sông Hồng 10 – 15
Đất bạc màu 6 – 8
Căn cứ vào số liệu phân tích dung lượng hấp phụ của đất Việt Nam, có thể chia thành ba loại [13]
• Dung lượng hấp phụ cao: T > 30 mđl/100g đất
• Dung lượng hấp phụ trung bình: T = 15 – 30 mđl/100g đất
• Dung lượng hấp phụ thấp: T < 15 mđl/100g đất
Dung lượng hấp phụ và thành phần cation hấp phụ của đất có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Đất tốt là đất có dung lượng hấp phụ và thành phần cation phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng.
SVTH: Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc 18