PHƯƠNG PHÁP TIỆN MẶT ĐẦU VÀ KHOAN CÁC LOẠI LỖ TÂM

Một phần của tài liệu VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN VẠN NĂNG (Trang 56 - 57)

Thi gian: (LT:2h;TH:16h)

I. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA MẶT ĐẦU VÀ LỖ TÂM

1. Tiện mặt đầu:

- Phải bảo đảm độ phẳng, nghĩa là không lồi, không lõm. - Phải vuông góc với đường tâm chi tiết.

- Đảm bảo độ nhẵn bóng theo yêu cầu của bản vẽ. 2. Khoan lỗ tâm:

- Chiều sâu lỗ tâm không quá ngắn có phần trụ.

- Chiều sâu lỗ tâm không quá lớn, quá chiều dài phần côn định vị. - Đường tâm của lỗ tâm trùng với tâm phôi.

II. PHƯƠNG PHÁP TIỆN MẶT ĐẦU VÀ KHOAN CÁC LOẠI LỖTÂM TÂM

1. Tiện mặt đầu:

- Điều chỉnh máy để phôi thực hiện chuyển động chính quay tròn.

- Điều chỉnh cho mũi dao chạm vào mặt đầu của phôi bằng bàn xe dao dọc và bàn xe dao ngang. Trước đó điều chỉnh du xích của bàn dao dọc trên về vị trí số 0.

- Quay tay quay bàn dao ngang để mũi dao dịch chuyển khỏi mặt đầu của phôi.

- Khóa chặt bàn xe dao dọc với băng máy bằng vít hãm bàn dao dọc. - Quay tay quay bàn dao dọc trên một góc để dao dịch chuyển dọc theo độ dài bằng đúng lượng dư cho lần cắt thứ nhất.

- Sau đó dùng tay quay, quay tay quay bàn dao ngang một cách đều đặn và chậm thể thực hiện chạy dao ngang bằng tay hoặc điều chỉnh cần gạt ở hộp xe dao để thực hiện chạy dao tự động ngang, trước đó phải chọn lượng chạy dao ngang.

- Sau khi dao cắt vào tới tâm của phôi cần quay tay quay trở lại theo chiều ngược kim đồng hồđể dao dịch chuyển từ tâm ra, quá trình thực hiện chạy dao để vạt mặt lần thứ hai tương tự như lần thứ nhất. Đối với lần chạy dao thứ hai, nếu là vạt tinh mặt đầu bằng dao tiện trụ suốt đầu cong thì hướng chạy dao từ ngoài vào tâm hoặc từ tâm ra ngoài là như nhau nhưng phải quay tay quay với lượng dịch chuyển chậm và đều hoặc chọn bước tiến nhỏ nếu thực hiện chạy dao ngang tự động để đảm bảo độ nhám bề mặt. Nếu vạt tinh mặt đầu bằng dao vai thì hướng chạy dao tốt nhất là từ tâm ra ngoài để đảm bảo độ nhám và độ phẳng mặt đầu.

- Đối với những chi tiết cần vạt cả hai mặt đầu, sau khi đã vạt tinh mặt đầu thứ nhất, cần đảo đầu để vạt mặt đầu thứ hai. Trình tự vạt mặt đầu thứ hai tương tự như vạt mặt đầu thứ nhất nhưng phải bảo đảm kích thước chiều dài của chi tiết theo yêu cầu bản vẽ.

2. Khoan lỗ tâm

Mũi khoan tâm thường được kẹp chặt trong đầu khoan 3 chấu tự định tâm và được lắp vào lỗ côn ở nòng ụđộng.

Ụ động được đẩy về phía trước sao cho mũi khoan tâm gần sát với mặt đầu của phôi, cố định ụ động với băng máy.

Khi khoan tâm cần chọn tốc độ cao và bước tiến nhỏ, thực hiện bước tiến bằng tay, bằng cách quay tay quay ụ động chậm và đều. Trong khi khoan thỉnh thoảng phải rút mũi khoan ra để phôi thoát ra ngoài trách bị kẹt.

Quá trình được thực hiện cho tới khi khoan gần hết chiều dài phần côn định vị trên mũi khoan tâm thì chiều sâu lỗ tâm đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN VẠN NĂNG (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)