TRONG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
Bảng 5.1 Điểm mạnh trong cho vay tiêu dùng và giảp pháp duy trì nó
Điểm mạnh Giải pháp duy trì
- Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động qua các năm rất cao.
- Ngân hàng cần tiếp tục phát huy những chính sách huy động vốn của mình nhiều hơn nữa:
+ Đẩy mạnh công tác marketing giới thiệu các gói sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Vào các dịp lễ lớn thực hiện các chƣơng khuyến mãi, hậu mãi nhằm tri ân khách hàng và thu hút các khách hàng tiềm năng đến ngân hàng mình.
+ Nâng cao chất lƣợng dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng đƣợc đặc lên hàng đầu. Với những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, ngân hàng cần mở các buổi rèn luyện cho nhân viên kĩ năng phục vụ chuyên nghiệp hơn, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng hơn. Tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng là yếu tố khách hàng mong đợi nhất khi đến ngân hàng. Từ những cử chỉ nhỏ nhƣ một lời chào hay tạm biệt khách hàng đến thái độ làm việc của nhân viên ngân hàng điều rất cần thiết.
+ Lãi suất huy động cạnh tranh hơn các ngân hàng khác.
70
các gói sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Dƣ nợ cho vay tiêu dùng tăng mạnh qua từng năm.
- Tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động của tín dụng tiêu dùng. Cán bộ tín dụng chủ động tiềm kiếm và tiếp thị các gói sản phẩm cho vay của mình cho các khách hàng tiềm năng. Tiếp tục đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cho các khách hàng ngoại tỉnh nhƣ giải ngân tại nhà.
- Tỉ suất thu nhập cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày một tăng.
- Đẩy mạnh cho vay các sản phẩm mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho ngân hàng nhất là cho vay cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, mở rộng thêm các gói sản phẩm mới giàu tiềm năng nhƣ cho vay cán bộ về hƣu, cho vay du học.
- Tốc độ tăng trƣởng nợ xấu cho vay tiêu dùng ngày càng chậm lại, hệ số rủi ro tín dụng tiêu dùng ngày một giảm mạnh.
- Thực hiện tốt các chính sách quản lí và phòng ngừa rủi ro tín dụng:
+ Nâng cao năng lực thu thập thông tin, nhận biết, đo lƣờng, giám sát, kiểm soát các loại rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác.Vì phần lớn là vay tín chấp nên tín dụng tiêu dùng thuộc nhóm có rủi ro cao vì vậy ngân hàng cần kiểm soát một cách chặt chẽ.
+ Ngân hàng thực hiện liên kết với Ủy ban nhân nhân của từng địa phƣơng về xác nhận thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo nhằm ngăn chặn việc chuyển nhƣợng và hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo.
+ Xây dựng hệ thống xếp hạn nội bộ qua từng năm một cách chặt chẽ nhằm đánh giá một cách chính xác uy tín của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của họ.
71
Bảng 5.2 Điểm yếu trong cho vay tiêu dùng và giải pháp khắc phục nó
Điểm yếu Giải pháp khắc phục
- Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang ở mức thấp và có xu hƣớng giảm và vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày một giảm.
- Ngân hàng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ trong cho vay tiêu dùng hơn.
Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng cần chặt chẽ hơn nữa. Công tác thẩm định thông tin khách hàng chủ yếu dựa vào giấy tờ và trên trung tâm thông tin tín dụng quốc gia nên chƣa thật sự chính xác nếu khách hàng cố tình gian lận khi đi vay. Vì vậy ngân hàng cần xét duyệt hồ sơ một cách chặt chẽ trƣớc khi cho vay cũng nhƣ quy định kỳ hạn hợp lí đối với khả năng trả nợ của khách hàng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc công tác cho vay, chỉ cho vay đúng nhu cầu cần thiết, thời gian trả nợ linh hoạt theo thu nhập của khách hàng và cho vay theo các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng.
Tăng cƣờng kiểm tra giám sát sau khi cho vay: Cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng vì phần lớn các khoản vay tín dụng tiêu dùng của ngân hàng là vay tín chấp. Thực hiện các chính sách đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn khi báo trƣớc ngày trả nợ cho khách hàng. Dù cho vay tiêu dùng là để phục vụ nhu cầu đời sống nhƣng cũng cần theo dõi tình trạng
72
sử dụng vốn của khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng vốn vay vào các nhu cầu không cần thiết ảnh hƣởng đến chất lƣợng vốn cho vay của ngân hàng.
- Chất lƣợng tín dụng của mua xe trả góp không cao khi hệ số rủi ro tín dụng của nó luôn ở mức cao.
- Đây là sản phẩm có mức rủi ro cao vì vậy cần có những chính sách quản lí và hạn chế rủi ro cho nó.
+ Theo dõi một cách chặt chẽ tình hình trả nợ của khách hàng nhất là các khách hàng có dấu hiệu chậm trả lãi định kỳ hoặc trễ hẹn trả lãi nhiều lần. Chủ động báo trƣớc cho khách hàng khi đến hạn trải lãi và gốc.
+ Chỉ cho vay đối với các khách hàng có khả năng trả nợ cao, thu nhập ổn định.
73
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế, ngành tài chính ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng không nhỏ. Nhƣng đây cũng thời cơ để tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ. Với những chính sách qua từng thời kỳ của chính phủ tín dụng tiêu dùng cũng có những biến động nhƣng vẫn không làm giảm doanh số của nó vì hiện tại nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trong mảng này là khá cao.
Trong những năm vừa qua, cùng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng tình hình tín dụng tiêu dùng đã có nhiều khởi sắc khi dƣ nợ của ngân hàng có xu hƣớng ngày càng tăng vì vậy đã góp phần giúp cải thiện lợi nhuận của ngân hàng hơn khi thu nhập từ lãi tiêu dùng cũng chiếm tỉ trọng khá cao trong ngân hàng. Tuy vậy hệ số thu nợ của ngân hàng trong thời gian phân tích có phần giảm cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thu lãi cũng chỉ ở mức khoảng 80%. Trong nhƣng năm gần đây tín dụng tiêu dùng của ngân hàng đang phát triển mạnh cho vay trung và dài hạn mà sản phẩm chiếm tỉ trọng cao chính là cho vay cán bộ công nhân viên do độ rủi ro của sản phẩm này thấp. Cho vay trả góp mua xe của ngân hàng có xu hƣớng giảm do nhu cầu của ngƣời dân không còn cao nhƣ trƣớc nữa. Ngân hàng không đẩy mạnh các mảng cho vay mua nhà, sắm sửa, du lịch nữa do mảng này có nhiều rủi ro nên tình hinh cho vay của các sản phẩm này giảm. Tỉ trọng đầu tƣ tiêu dùng ngày càng tăng khi tỷ số dƣ nợ cho vay tiêu dùng trên vốn huy động ngày càng cao. Cho thấy tín dụng tiêu dùng ngày càng đƣợc ngân hàng chú trọng và đẩy mạnh. Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng của ngân hàng ngày càng chậm khi ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn. Hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng ngày một giảm cho thấy sự quản lí tốt trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.
Qua những chỉ tiêu phân tích ta thấy hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng của hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày càng nâng cao và đã giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng rất nhiều. Trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng tại thành phố Cần Thơ, MDB đã tạo bƣớc đi mới cho mình là cho vay trung và dài hạn để giữ chân khách hàng cũng nhƣ tạo thu nhập cho ngân hàng. Tuy vậy tình trạng nợ xấu của ngân hàng vẫn tăng qua từng năm vì vậy ngân hàng cần có những chính sách thích hợp trong công tác thu hồi nợ.
74
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với MDB hội sở
- Cần có những chính sách phát tiền bền vững, đúng đắn với phƣơng hƣớng hoạt động tín dụng mà Ngân hàng nhà nƣớc đề ra. Hoạt động của ngân hàng không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế vì vậy cần xác định rõ vai trò của mỉnh để có những bƣớc đi hợp lí.
- Với mạng lƣới chi nhánh ít, để khai thác nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng ở các tỉnh các chi nhánh của ngân hàng đã mở rộng địa bàn hoạt động của mình sang các tỉnh lân cận. Tuy nhiên điều này đã tạo nhiều khó khăn cho công tác quản lí khách hàng tín dụng của ngân hàng cũng nhƣ mất đi một lƣợng vốn huy động ở các tỉnh. Ngoài ra, vì chính sách này cũng đã tạo ra khó khăn cho chính khách hàng của mình trong việc trả lãi hàng tháng chủ yếu là bằng hình thức chuyển khoản do các chi nhánh ngân hàng thƣờng ở rất xa. Các khoản phí chi trả cho việc chuyển tiền trả nợ của khách hàng sẽ làm mất đi sự hài lòng của khách hàng vì so với những ngân hàng lớn thì việc trả khoản phí này là không có do hệ thống mạng lƣới của họ rộng khắp hầu hết các tỉnh. Vì thế việc mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng mình bằng cách thành lập thêm các phòng giao dịch và các cây ATM là rất cần thiết.
- Sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng tiêu dùng đã tạo nên sức cạnh tranh giữa các ngân hàng. Nhìn chung mặt bằng lãi suất của tín dụng tiêu dùng còn khá cao nhất là đối với sản phẩm mua xe trả góp. Đây là một sản phẩm có tiềm năng phát triển rất cao trong tƣơng lai do nhu cầu ngày càng lớn của ngƣời dân trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc giảm lãi suất đối với sản phẩm này là điều cần thiết. Để tạo sức cạnh tranh trong tín dụng tiêu dùng thì không chỉ mua xe trả góp mà cho vay cán bộ công nhân viên cũng cần có lãi suất cạnh tranh hơn các ngân hàng khác. Vì theo tâm lí đi vay chung của các khách hàng thì họ điều họ quan tâm hàng đầu vẫn là lãi suất. Một điều liên quan đến lãi suất đó là lãi suất trả trƣớc hạn. Hiện tại theo chính sách từ Ngân hàng hội sở thì lãi suất trả trƣớc hạn của tín dụng tiêu dùng là còn khá cao so với các ngân hàng khác. Đây chính là bất lợi mà các chi nhánh đang gặp phải khi do một số lí do việc trả trƣớc hạn của khách hàng vẫn có xảy ra. Nhƣng do lãi suất trả trƣớc hạn quá cao dẫn đến sự khó chịu của khách hàng và dễ dàng làm mất khách hàng của chính mình. Vì thế ngân hàng hội sở cần đƣa ra mức lãi suất trả trƣớc hạn một cách hợp lí hơn.
- Các chính sách giữ chân khách hàng trong tín dụng tiêu dùng chƣa đƣợc nhiều. Ngân hàng còn khá thụ động trong việc tạo ra các chƣơng trình khuyến mãi, hậu mại, tri ân khách hàng. Ngân hàng hội sở cần có những chính sách hỗ
75
trợ cho các chi nhánh trong vấn đề kinh phí thực hiện các chiến lƣợc thu hút và giữ chân khách hàng nhiều hơn.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng
- Đối với chính quyền địa phƣơng cần có những chính sách hỗ trợ ngân hàng trong các thủ tục xử lí tài sản thế chấp theo đúng quy định để ngân hàng giảm bớt tình trạng nợ xấu khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố tăng cƣờng chỉ đạo và có chủ trƣơng cụ thể đối với các ngành có chức năng có biện pháp xử lí dứt điểm các món nợ mà khách hàng không chịu trả.
- Chính quyền địa phƣơng cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng trong hồ sơ vay vốn. Xem xét, quản lí chặt chẽ hơn khi xác nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khách hàng thế chấp xin vay vốn ở ngân hàng. Cần giúp đỡ ngân hàng trong việc phát mãi tài sản để thu hồi các khoản nợ quá hạn.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2012). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thƣơng mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thị Thanh Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng thƣơng mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
3. Mai Thanh Bình, 2008. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
4. Hồ Ngọc Châu (2008). Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.