Bên cạnh những lợi ích mà khai thác dầu khí đạt được, hệ quả ô nhiễm môi trường biển từ việc khai thác dầu cũng là vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Từ năm 1987 đến năm 2008, có hơn 90 vụ tràn dầu trên vùng biển qua 20 tỉnh từ đảo Bạch Long Vĩ xuống tới Cà Mau, gây tổn thất lớn về sinh thái và kinh tế xã hội.
Bên cạnh vấn đề tràn dầu, dò rĩ dầu từ các giàn khoan cũng góp phần làm cho môi trường biển ngày càng xấu đi. Đặc biệt khu vực miền Trung, cứ 3-4 tháng hàng năm lại xuất hiện dầu tràn không rõ nguyên nhân. Các tàu chở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông thường.Lượng dầu này sẽ theo chiều gió tấp vào bờ biển Việt Nam. Chính những vết dầu loang này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển ven bờ gây chết hàng lọat các sinh vật nổi. các hệ sinh thái biển như san hô, rừng ngập mặn… bị suy thóai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học biển, làm giảm , kéo theo hàng lọat giảm trữ lượng sinh vật biển, tăng chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển… Ngòai ra, nó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống kinh tế của cư dân ven các vùng biển. Họat động khai thác dầu khí đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết đất nước. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường biển cũng là vấn đề không kém phần quan trọng để phát triển bền vững. Do vậy, khai thác cần phải đi đôi với bảo vệ. Mỗi công dân chúng ta hãy hành động vì màu xanh thân yêu của tổ quốc.
4. Biện pháp
- Đối với các quốc gia trên thế giới phải kiểm soát các nguồn thải sinh hoạt và công nhiệp, các trung tâm dân cư và công nghiệp ven song, hồ và ven biển bằng mọi biện pháp xử lý nước thải trước khi xả ra sông, biển.
- Các khu vực bến cảng, kho tàng ven biển cần hạn chế rửa, xả thải trực tiếp ra biển.
- Hạn chế ô nhiễm hóa chất (dung dịch khoan) và dầu khoan thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi bằng cách hạn chế sử dụng, xử lý các chất thải trước khi xả xuống biển.
- Xử lí nhanh và hiệu quả cao trong những trường hợp sự cố dầu tràn trên biển, vỡ đường ống, tai nạn tàu dầu.