Nhận định chung về những phân ngành chịu ảnh hưởng trong năm 2009

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ ÁP DỤNG TRONG NĂM 2009 (Trang 26 - 29)

D. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NĂM 2009

3. Nhận định chung về những phân ngành chịu ảnh hưởng trong năm 2009

năm 2009

Ngành Dầu khí

Kim ngạch xuất khẩu dầu thô trong năm tới có khả năng giảm sút do thế giới giảm nhu cầu và xu hướng giảm giá dầu thế giới. Đồng thời, những biến động khó lường của tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố gây khó khăn cho ngành trong năm tới.

Trong trường hợp các nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động hiệu quả và kịp thời trong năm 2009 thì kỳ vọng nhà máy có thể đáp ứng được khoảng 30 - 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. Tuy hiệu quả kinh doanh không phải là lợi thế của nhà máy, vì giá thành sản xuất sản phẩm của nhà máy theo đánh giá của giới chuyên môn là cao hơn so với giá thành của các nước trong khu vực, nhưng ít nhất hoạt động của nhà máy có thể giúp chính phủ chủ động hơn trong cân đối cung cầu về xăng dầu nội địa.

Ngoài ra, tuy khả năng sẽ giảm sút doanh số và kim ngạch xuất khẩu dầu thô, nhưng tỷ lệ lợi nhuận biên của ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp trong phân ngành kinh doanh, phân phối dầu khí, và phân ngành cung cấp dịch vụ và thiết bị dầu khí sẽ vẫn

rất cao. Do vậy, trong năm tới, ngành vẫn được xem là ngành đầu tư khá an toàn trong điều kiện khó khăn của kinh tế trong nước và thế giới.

Ngành Vật liệu cơ bản

Những sản phẩm của ngành chủ yếu cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy hoạt động của ngành phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Nhìn chung, ngành sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi nền kinh tế đình trệ và sự giảm giá chung của hàng hóa thế giới trong năm 2009, đặc biệt đối với những sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Riêng đối những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu khá thiết thiết yếu (như phân bón, thuốc trừ sâu, sản phẩm từ giấy) sẽ chịu ít tác động hơn, do nhu cầu về những sản phẩm này khá ổn định.

Ngành Khai khoáng

Sựsụt giảm nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản và sự chậm lại của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế đồng nghĩa với sự giảm sút nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm khai khoáng như than đá, titan, làm tác động không nhỏ đến sản lượng khai thác của ngành. Tuy nhiên, ngành vẫn được xem là khá an toàn để đầu tư do tỷ suất lợi nhuận biên của ngành khá cao.

Ngành Công nghiệp

Bao gồm các phân ngành nhỏ, chủ yếu phục vụ cho sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp, và là động lực của tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng chậm và có dấu hiệu đình trệ thì ngành sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô kinh tế lớn, những doanh nghiệp đang gánh những khoản tín dụng lớn cho các dự án đầu tư, hoặc các doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư lớn vào hệ thống cơ sở hạ tầng, dây chuyền máy móc thiết bị.

Hàng tiêu dùng

Nhìn chung, ngành cũng chịu tác động tiêu cực vì sự giảm sút nhu cầu, đặc biệt đối với các mặt hàng xa xỉ, phục vụ vui chơi giải trí (như phân ngành ô tô và phù tùng, đồ gia dụng lâu bền và nội thất, hàng điện tử hoặc hàng phục vụ vui chơi giải trí). Đối với các phân ngành có sản phẩm hướng tới phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của người tiêu dùng trong xã hội (như thực phẩm chế biến, đồ uống, đồ gia dụng, đồ dùng cá nhân), những doanh nghiệp có sản phẩm phục vụ xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng mạnh vì giảm sút đơn hàng nhập và giá bán từ các quốc gia nhập khẩu chính của Việt Nam đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Riêng những doanh nghiệp có sản phẩm hướng tới tiêu dùng nội địa, tuy chịu ảnh hưởng bởi sự giảm giá của hàng hóa nhưng sức cầu của

nền kinh tế về các sản phẩm của ngành khá ổn định, hoặc là có suy giảm nhưng không nhiều, do vậy sẽ ít chịu tác động mạnh trong thời gian tới.

Dịch vụ tiêu dùng

Những phân ngành phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cũng sẽ vẫn hoạt động tốt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế. Các phân ngành dịch vụ giải trí và du lịch, phương tiện truyền thông sẽ có sự suy giảm doanh số do sự giảm sút nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ này.

Y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Hoạt động của ngành sẽ vẫn khá ổn định ngay trong điều kiện kinh tế khó khăn do nhu cầu về các sản phẩm của ngành ít biến động. Tuy nhiên, chính sách kiểm soát và bình ổn giá của chính phủ sẽ tác động ít nhiều đến doanh thu của doanh nghiệp trong ngành, trong khi doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.

Dịch vụ tiện ích

Cổ phiếu ngành này được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng vệ, do đặc trưng nhu cầu sản phẩm khá ổn định, hiện trạng cung không đáp ứng đủ nhu cầu, và giá bán sản phẩm ổn định bởi những cam kết về giá cả trong các hợp đồng cung cấp điện cho EVN. Riêng các doanh nghiệp cung cấp điện, lợi nhuận sẽ chịu ảnh hưởng khi không thể chủ động về giá bán điện, hiện đang được kiểm soát bởi chính phủ theo các chính sách bình ổn giá điện để kiềm chế lạm phát.

Tài chính

Đây là ngành đang gánh chịu những tổn thương nặng nề từ khủng hoảng kinh tế trong hiện tại và thời gian sắp tới. Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu do mức độ hội nhập chưa sâu, nhưng những yếu kém về trình độ quản lý, về nguồn lực nội tại và sự minh bạch của hệ thống tài chính non trẻ của Việt Nam tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển của ngành, cũng như hạn chế tính chính xác trong công tác dự báo và thực thi các chính sách kinh tế.

Trong phân ngành Ngân hàng, những ngân hàng có chính sách và hệ thống quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ, và những ngân hàng có chiến lược, có thị phần tốt trong mảng dịch vụ khách hàng sẽ phát huy hiệu quả kinh doanh trong tình hình hiện tại.

biến động của nền kinh tế và sự sụt giảm chung của thị trường.

Phân ngành Bất động sản còn rất nhiều khó khăn trong năm tới, khi thị trường bất động sản tiếp tục trong tình trạng đóng băng, và nền kinh tế tiếp tục có những dấu hiệu đình trệ. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp đang khai thác mảng dịch vụ cho thuê Khu công nghiệp sẽ ít chịu tác động hơn với đặc thù về tính ổn định của các hợp đồng cho thuê.

Ngành Công ngh

Vì đặc thù chi phí đầu tư mua sắm sản phẩm của ngành rất cao, điều kiện khó khăn của nền kinh tế có thể dẫn đến suy giảm tương đối về nhu cầu sử dụng các sản phẩm của ngành, hoặc ít nhất là không thể dẫn đến sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp trong ngành.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ ÁP DỤNG TRONG NĂM 2009 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)