Chạy luồn cọc nhảy qua vật cản 15m (3 tổ x3 lần) (s), quãng nghỉ 3’

Một phần của tài liệu Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT kim anh sóc sơn hà nội (Trang 40)

cản 15m (3 tổ x 3 lần) 26 86,7 04 13,3 0 0,0 9. Bật cóc 20m 25 83,3 05 16,7 0 0,0 2 Bài tập có bóng 10. Chạy đà ném biên (m) 29 96,7 01 3,3 0 0,0 11. Chuyền bóng tại chỗ 20 lần 12 40 18 60 0 0,0 12. Chạy sút cầu môn 5 quả liên

tục, chạy đà 5m (s) 26 86,7 04 13,3 0 0,0 13. Dẫn bóng luồn cọc 10m sút

cầu môn 12 40 18 60 0 0,0

14. Nhảy cừu tranh bóng sút cầu

môn (3 tổ) 26 86,7 04 13,3 0 0,0

15. Sút bóng xa 10 quả (m) 15 50 15 50 0 0,0 16. Dẫn bóng tốc độ 30m sút cầu

môn 5 lần (s) 25 83,3 05 16,7 0 0,0

17. Tranh cướp bóng sút cầu

môn 5 quả (s) 25 83,3 05 16,7 0 0,0

34

Thông qua kết quả phỏng vấn tại bảng 3.6 cho thấy có 10 bài tập được tán thành với tỷ lệ trên 70% do đó đề tài lựa chọn những bài tập này để huấn luyện SMTĐ cho đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh.

Nội dung cụ thể của 10 bài tập đƣợc chọn:

Nhóm bài tập không bóng:

Bài tập 1: Bật nhảy nâng cao đùi thời gian 20s (lần) - Mục đích: Phát triển SMTĐ

- Nội dung: Bật hai chân, lưng phải thẳng, nâng gối ngang đùi mới hạ xuống được tính 1 lần.

- Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa, trong thời gian 20s. Tính tổng số lần bật nhảy liên tục trong thời gian 20s.

Bài tập 2: Bật xa tại chỗ (3 tổ x 3 lần)

- Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ đùi, cổ chân, cơ lưng, bụng.

- Nội dung: VĐV đứng bằng 2 chân sau vạch giới hạn, chân không chạm vạch sau đó thực hiện động tác bật xa tại chỗ.

- Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ 3 lần, thời gian nghỉ giữa quãng 2 phút.

Bài tập 3: Bật nhảy hố cát (20 lần x 3 tổ)

- Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ đùi, cơ chân, cơ lưng, cơ bụng. - Nội dung: Cho VĐV thực hiện ở hố cát, bật nhảy 2 chân liên tục, thu gối cao, khi rơi xuống 2 gối trùng.

- Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ x 20 lần, nghỉ giữa quãng 3 - 4 phút.

Bài tập 4: Chạy luồn cọc nhảy qua vật cản (3 tổ x 3 lần) (s).

- Mục đích: Phát triển SMTĐ và sự di chuyển khéo léo cơ thể của VĐV.

- Nội dung: Chạy trên một quãng đường thẳng với chiều dài 15m, cọc thứ nhất cách vạch xuất phát 5m, chạy luồn qua 4 cọc, mỗi cọc cách nhau 2m sau đó nhảy qua 4 chiếc rào và chạy nhanh về đích.

35

- Yêu cầu: Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ 3 lần, thời gian nghỉ giữa tổ là 3 phút và giữa mỗi lần thực hiện là 30s

Bài tập 5: Bật cóc 20m (3 tổ)

- Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ đùi, cổ chân, lưng và bụng.

- Nội dung: Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 20m, người thực hiện bật nhảy bằng 2 chân tới đích rồi quay về cuối hàng chuẩn bị lần tiếp theo. - Yêu cầu: Bật liên tục, thực hiện 3 tổ, thời gian nghỉ mỗi tổ là 2 - 3 phút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm bài tập có bóng:

Bài tập 6: Chạy đà ném biên (m)

- Mục đích: Phát triển SMTĐ, phối hợp vận động.

- Nội dung: Người thực hiện chạy đà ném bóng trong hành lang giới hạn 4m, nếu bóng vượt ra ngoài đường giới hạn này coi là phạm qui.

- Yêu cầu: Ném biên trong hành lang 04m, đúng kỹ thuật và luật. Tính độ xa (điểm rơi) của bóng (m). Thực hiện 3 lần lấy lần ném xa nhất.

Bài tập 7: Chạy sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m (s)

- Mục đích: Phát triển SMTĐ, củng cố kỹ thuật sút cầu môn.

- Nội dung: Một người phục vụ bóng đặt bóng ở vạch 16m50, VĐV xuất phát ở điểm giới hạn cách vị trí đặt bóng là 05m, chạy sút lần lượt. Sau khi sút bóng xong, chạy nhanh về điểm giới hạn để thực hiện những lần tiếp sao cho đến hết 5 quả.

- Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa, sút bóng trực tiếp vào cầu môn mới được tính, bóng đi căng và mạnh. Tính thời gian sút hết 5 quả bóng (s).

Bài tập 8: Nhảy cừu tranh bóng sút cầu môn (3 tổ)

- Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ đùi, sức nhanh di chuyển và khả năng sút bóng vào cầu môn.

- Nội dung: Chia làm 2 đội có số người bằng nhau, xếp thành 2 hàng dọc cách nhau 4m, mỗi người cách nhau 2m, lưng cúi thấp. Đặt 1 quả bóng ở

36

đầu hàng và giữa 2 hàng. Khi có hiệu lệnh, 2 người cuối hàng của mỗi đội nhanh chóng bật nhảy lần lượt qua lưng từng người của đội mình, khi nhảy qua lưng người đầu hàng thì xếp vào hàng đúng khoảng cách và tư thế. Cứ như vậy, đến khi người đầu hàng của mỗi đội thực hiện bật nhảy cuối cùng và thực hiện tranh bóng với đối phương để sút cầu môn.

- Yêu cầu: Thực hiện theo đúng yêu cầu của HLV, thực hiện 3 lần, thời gian nghỉ giữa quãng 2 – 3 phút.

Bài tập 9: Dẫn bóng tốc độ 30m sút cầu môn (5 lần) (s).

- Mục đích: Phát triển SMTĐ và khả năng sút bóng vào cầu môn.

- Nội dung: Cho VĐV đứng ở khu vực giữa sân, dẫn bóng với tốc độ tối đa 30m vào vạch 16m50 thực hiện sút cầu môn.

- Yêu cầu: Dẫn bóng với tốc độ tối đa, sút bóng phải đi căng, mạnh. Thời gian nghỉ giữa quãng là 1 - 2 phút.

Bài tập 10: Tranh cướp bóng sút cầu môn (5 quả) (s).

- Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ đùi và khả năng sút bóng vào cầu môn.

- Nội dung: Hai người xuất phát từ 2 cọc cầu môn, HLV đá bóng vào khu vực phạt đền. Hai người chạy nhanh cướp bóng và sút vào cầu môn.

- Yêu cầu: Khi nghe hiệu lệnh VĐV mới được xuất phát, VĐV nào đến trước tìm cách vượt qua sút cầu môn, VĐV nào đến sau tranh cướp bóng cản phát bóng của đối phương. Thực hiện 5 lần, thời gian nghỉ giữa quãng là 1 - 2 phút.

3.2.1.3. Lựa chọn test đánh giá SMTĐ cho đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh

Để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh, đã nghiên cứu, lựa chọn ra các test kiểm tra và lấy đó làm cơ sở để lựa chọn bài tập thực nghiệm.

37

Do đó, yêu cầu các test phải phù hợp với đối tượng, mang tính toàn diện và đảm bảo độ tin cậy, đồng thời tiến hành phỏng vấn HLV, GV đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện có trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và kinh nghiệm trong giảng dạy. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá SMTĐ cho đội tuyển bóng đá nam Trƣờng THPT Kim Anh (n = 30)

TT Test Kết quả phỏng vấn Đồng ý % Không đồng ý % Không có ý kiến % 1

Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s (lần) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29 96,7 1 3,3 0 0,0

2 Bật xa tại chỗ(m) 25 83,3 5 16,7 0 0,0

3

Chạy sút cầu môn 5 quả liên tục có đà 5m (s) 27 90 3 10 0 0,0 4 Chạy đà ném biên(m) 28 93,3 2 6,7 0 0,0 5 Bật cóc 20m 26 86,7 4 13,6 0 0,0

Căn cứ kết quả phỏng vấn ở bảng 3.7, đã lựa chọn các test có tỷ lệ từ 90% trở lên để sử dụng trong quá trình thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả bài tập phát triển SMTĐ cho đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh. Đó là các test:

38

- Chạy sút cầu môn 5 quả liên tục có đà 5m (s): Phát triển SMTĐ, củng cố kỹ thuật sút cầu môn

- Chạy đà ném biên (m): Phát triển SMTĐ, phối hợp vận động

3.2.2 Ứng dụng bài tập phát triển SMTĐ cho đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh

3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm

* Đối tượng thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn, tiến hành thực nghiệm trên 24 VĐV đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh.

- Thời gian thực nghiệm là 6 tuần.

- Đối tượng thực nghiệm là 24 VĐV đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh, chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm A: Nhóm thực nghiệm gồm 12 VĐV thực hiện tập luyện theo các bài tập đã lựa chọn.

+ Nhóm B: Nhóm đối chứng gồm 12 VĐV thực hiện tập luyện theo các bài tập cũ của ban huấn luyện nhà trường.

Để có cơ sở thực tiễn cho việc thực nghiệm đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi các chuyên gia và các GV, HLV bóng đá trong và ngoài trường. Để thu thập được thông tin khách quan hơn, trong quá trình phỏng vấn đã nêu mức độ ưu tiên sử dụng số buổi tập trong một tuần và thời gian cho mỗi buổi huấn luyện. Kết quả phỏng vấn về mức độ ưu tiên sử dụng số buổi tập phát triển SMTĐ được trình bày ở bảng 3.8.

Thông qua số liệu thu được tại bảng 3.8 cho thấy có tới 66,7% các nhà chuyên môn, HLV, GV tán thành tập luyện 3 buổi/tuần và 66,7% lựa chọn thời gian cho mỗi buổi tập là 25 - 30’là hợp lý. Vậy để đảm bảo hiệu quả tập luyện trong một tuần nên sử dụng 3 buổi tập/tuần và thời gian là 25’- 30’/buổi.

39

Bảng 3.8: Kết quả phỏng vấn về mức độ ƣu tiên sử dụng số buổi tập trong mỗi tuần, thời gian cho mỗi buổi tập phát triển SMTĐ (n=30)

Nội dung

câu hỏi Mức độ ƣu tiên sử dụng ( % tán thành)

Số buổi tập trong một tuần

1 2 3 4 5

0% 13,33% 66,7% 20% 0%

Thời gian cho mỗi buổi tập

15 - 20’ 25 - 30’ 35 - 40’ 45 - 50’ 55 - 60’

0% 66,7% 23,3% 10% 0%

* Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

Để có tính hệ thống trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm với thời gian 6 tuần: 3 buổi/tuần, thời gian 25’- 30’/buổi. Kế hoạch được trình bày ở bảng 3.9. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.2. Tiến hành thực nghiệm

* Đánh giá trước thực nghiệm

Tiến hành kiểm tra cả hai nhóm: nhóm thực nghiệm (nhóm A) và nhóm đối chứng (nhóm B) để so sánh trình độ của hai nhóm ở thời điểm ban đầu. Thông qua các test đã chọn để đánh giá, kiểm tra các VĐV, qua thu thập và xử lý số liệu, kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.10.

40 Bảng 3.9: Kế hoạch thực nghiệm Tuần 1 2 3 4 5 6 Buổi Bài tập 2 4 6 2 4 6 2 4 6 2 4 6 2 4 6 2 4 Ki ể m tra s au th ự c nghi ệ m

Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s (lần) Ki ểm tra trư ớ c t hự c n g h iệ m + + + + + + + Bật xa tại chỗ + + + + + + + + + Bật nhảy hố cát + + + + + + +

Chạy luồn cọc nhảy qua vật cản + + + + + + + +

Bật cóc 20m + + + + +

Chạy đà ném biên + + +

Chạy sút cầu môn 5 quả liên tục,

đà 5m (s) + + + + + + +

Nhảy cừu tranh sút bóng cầu môn

(3 tổ) + + + + +

Dẫn bóng tốc độ 30m sút cầu môn

(5 lần) + + + + + +

Tranh cướp bóng sút cầu môn (5

41

Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra SMTĐ của hai nhóm trƣớc thực nghiệm (nA=nB=12 VĐV)

Test

Nhóm Chỉ số

Bật nhảy nâng cao đùi 20s (lần) Chạy đà ném biên (m) Sút bóng liên tục 5 quả (s) NTN NĐC NTN NĐC NTN NĐC X 25 24 20,5 20,3 14,1 14,5 2  0,235 0,239 0,360 ttính 1,685 1,254 1,701 tbảng 2,074 2,074 2,074 P >0,05 >0,05 >0,05

Kết quả kiểm tra thu thập được xử lý theo phương pháp toán học thống kê. Thông qua kết quả kiểm tra SMTĐ tại bảng 3.10 cho thấy kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ở 3 test có:

ttính < tbảng

Test1: ttính = 1,685 < tbảng = 2,074 Test2: ttính = 1,254 < tbảng = 2,074 Test 3: ttính = 1,701 < tbảng = 2,074

Như vậy, sự khác biệt thành tích của hai nhóm là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P> 0,05

Đối chiếu mức đánh giá thành tích giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng thu được kết quả:

Nhóm thực nghiệm:

Test 1: X = 25 (lần) bật nhảy nâng cao đùi Test 2: X = 20,5 (m) chạy đà ném biên Test 3: X = 14,1 (s) sút bóng liên tục 5 quả

42

Nhóm đối chứng:

Test 1: X = 24 (lần) bật nhảy nâng cao đùi Test 2: X = 20,3 (m) chạy đà ném biên Test 3: X = 14,5 (s) sút bóng liên tục 5 quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta thấy thành tích của hai nhóm trước thực nghiệm cả 3 test đều ở mức trung bình.

Sau khi có được kết quả kiểm tra ban đầu, tiến hành xây dựng kế hoạch thực nghiệm và cho hai nhóm bước vào quá trình tập luyện.

* Đánh giá sau thực nghiệm

Sau 6 tuần thực nghiệm tiến hành kiểm tra thành tích của 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra SMTĐ của hai nhóm sau thực nghiệm (nA=nB=12VĐV)

Test

Nhóm Chỉ số

Bật nhảy nâng cao đùi 20s (lần) Chạy đà ném biên (m) Sút bóng liên tục 5 quả (s) NTN NĐC NTN NĐC NTN NĐC X 27 25 22,2 21,4 12,8 13,9 2  0,269 0,208 0,754 ttính 5,117 4,025 3,056 tbảng 2,074 2,074 2,074 P <0,05 <0,05 <0,05

Thông qua kết quả kiểm tra SMTĐ tại bảng 3.11 có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển thành tích của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng. Cụ thể là:

Test 1: X NTN = 27, X NĐC = 25, ttính = 5,117 > tbảng = 2,074 Test 2: X NTN = 22,2, XNĐC = 21,4, ttính = 4,025 > tbảng = 2,074

43

Test 3: X NTN = 12,8, XNĐC = 13,9, ttính = 2,862 > tbảng = 2,074

Như vậy, trình độ phát triển thể lực của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh việc vận dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã đem lại hiệu quả và phù hợp với trình độ tập luyện của đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn - Hà Nội.

Để nhận thấy rõ hơn sự khác biệt giữa thành tích của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, kết quả được trình bày cụ thể ở biểu đồ sau:

25 24 27 25 22.5 23 23.5 24 24.5 25 25.5 26 26.5 27 Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu hiện thành tích bật nhảy nâng cao đùi trƣớc và sau thực nhiệm

44 20.5 20.3 22.2 21.4 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu hiện thành tích chạy đà ném biên của 2 nhóm trƣớc và sau thực nghiệm 14.1 14.5 12.8 13.9 11.5 12 12.5 13 13.5 14 14.5 Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu hiện thành tích sút cầu môn 5 quả, chạy đà 5m của 2 nhóm trƣớc và sau thực nghiệm

45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép rút ra những kết luận sau: Hệ thống các bài tập phát triển SMTĐ cho đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh chưa được sử dụng đa dạng, bố trí chưa hợp lý, không gây hứng thú cho VĐV do đó hiệu quả chưa cao, vì vậy cần nghiên cứu và lựa chọn những bài tập để đem lại hiệu quả cao hơn.

Qua nghiên cứu tài liệu chuyên môn, khảo sát huấn luyện đã xây dựng được hệ thống bài tập phát triển SMTĐ cho đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Kim Anh và ứng dụng trong quá trình thực nghiệm có tính thực tiễn cao, góp phần nâng cao SMTĐ cho đội tuyển, đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo. Hệ thống bài tập gồm 5 bài tập không bóng và 5 bài tập có bóng:

Nhóm bài tập không bóng:

+ Bật nhảy nâng cao đùi thời gian 20s + Bật xa tại chỗ (m)

+ Bật nhảy hố cát

+ Chạy luồn cọc nhảy qua vật cản + Bật cóc 20m

Nhóm bài tập có bóng:

+ Chạy đà ném biên (m) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chạy sút cầu môn 05 quả liên tục, đà 5m (s)

Một phần của tài liệu Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT kim anh sóc sơn hà nội (Trang 40)